• Ngày 9 | Hồi kết | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 9 | Hồi kết | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Quý vị độc giả thân mến!

    Như vậy chuỗi ngày suy niệm về thánh Phanxicô Xavie của Nhà Ứng sinh Dòng Tên Việt Nam đã đi đến ngày cuối cùng. Để khép lại những ngày suy niệm về thánh nhân, bài này như là một cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sứ mạng của  người. Ước mong rằng, qua chuỗi ngày suy niệm vừa qua, quý vị độc giả cùng toàn thể anh em ứng sinh cũng đã phần nào được đánh động và thôi thúc dấn thân trong cuộc sống của mình. Mến chúc quý vị độc giả và anh em ứng sinh luôn vững mạnh trong đức tin, triển nở trong đức mến và không ngừng lớn lên trong sứ mạng của mình.

    Nền tảng đức tin và những thử thách đầu đời

    Sinh ra vào ngày 7/4/1506 trong một gia đình quý tộc ở Javier, Tây Ban Nha, thánh Phanxicô lớn lên trong môi trường đức tin mạnh mẽ và giáo dục vững vàng. Nhưng tuổi thơ của ngài không chỉ là những ngày tháng bình yên. Cảnh nước mất nhà tan, cái chết của cha, và sự chia ly gia đình đã tôi luyện ngài trở thành một con người kiên cường. Những mất mát ấy dạy thánh nhân rằng mọi vinh hoa thế gian đều phù du, và chỉ có Thiên Chúa là điểm tựa vững chắc.

    Trong bối cảnh đó, ngài đã nhận ra tầm quan trọng của đời sống thiêng liêng, được nuôi dưỡng qua những giờ kinh nguyện và Thánh Lễ trong gia đình. Chính môi trường này đã gieo vào tâm hồn ngài một niềm tin mãnh liệt, chuẩn bị ngài cho những thử thách lớn lao của cuộc đời.

    Sự biến đổi qua gặp gỡ thánh I-nhã Loyola

    Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Phanxicô có lẽ là cuộc gặp gỡ với thánh Inhaxiô Loyola tại Đại học Paris. Ban đầu, Phanxicô là một thanh niên đầy tham vọng, khát khao danh vọng và thành công trần thế. Tuy nhiên, thánh Inhaxiô đã giúp ngài nhận ra một giá trị cao cả hơn: sự phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

    Lời mời gọi của thánh Inhaxiô đã làm thay đổi toàn bộ định hướng cuộc đời Phanxicô. Từ một người theo đuổi vinh quang cá nhân, ngài quyết tâm bước vào hành trình dâng hiến cho Thiên Chúa, sẵn sàng từ bỏ tất cả để sống cho Tin Mừng. Chính trong những ngày linh thao, Phanxicô tìm được nguồn sức mạnh mới để bước vào sứ mạng của mình.

    Sứ mạng truyền giáo: Từ Nam Á đến Đông Á

    Hành trình truyền giáo của thánh Phanxicô bắt đầu năm 1542 tại Goa, Ấn Độ. Tại đây, ngài đã làm việc không ngừng nghỉ để loan báo Tin Mừng. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, và sự nghèo đói không làm ngài nản lòng. Ngài lao mình vào việc chăm sóc người nghèo khổ, giảng dạy giáo lý, và thiết lập cộng đoàn Kitô hữu. Chỉ trong vòng hơn một năm, thánh nhân đã rửa tội cho hàng chục ngàn người và xây dựng nhiều nhà thờ, mở rộng phạm vi truyền giáo đến khắp miền Nam Á.

    Không dừng lại ở đó, thánh nhân tiếp tục hành trình đến Nhật Bản vào năm 1549. Tại vùng đất này, ngài đối mặt với những thách thức mới về văn hóa và chính trị. Tuy nhiên, với sự kiên trì, ngài học tiếng Nhật, dịch các bản kinh nguyện, và tìm cách tiếp cận những tầng lớp lãnh đạo để đưa Tin Mừng đến với người dân. Sứ mạng tại Nhật tuy gian nan nhưng đã để lại dấu ấn đức tin sâu sắc với khoảng 2.000 người được rửa tội.

    Tâm hồn bừng cháy ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa

    Trên hành trình của mình, thánh Phanxicô Xaviê đã làm việc không ngừng nghỉ. Lòng nhiệt thành truyền giáo đã đưa ngài vượt qua muôn vàn thử thách, từ những hiểm họa trên biển cả đến sự chống đối của các thế lực địa phương. Động lực đã khiến ngài làm được những điều khó khăn ấy chính là ngọn lửa tình yêu dành cho Thiên Chúa và khát khao mang ánh sáng Tin Mừng đến mọi dân tộc.

    Cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê cho thấy rằng, với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, mọi khó khăn, con người đều có thể được vượt qua. Dù phải đối mặt với vô vàn gian khó, ngài luôn tìm thấy sức mạnh nơi Chúa, sống như một dụng cụ khiêm nhường trong tay Ngài.

    Bài học cho hôm nay

    Cuộc đời và sứ mạng của thánh Phanxicô Xaviê để lại cho mỗi người kitô hữu ngày hôm nay nhiều bài học quý giá. Trước hết, ngài mời gọi chúng ta can đảm đối diện với những thử thách trong cuộc sống, biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong việc phục vụ tha nhân.

    Hành trình của thánh nhân cũng nhắc nhớ chúng ta rằng, sự hy sinh và từ bỏ là điều cần thiết để sống đúng với ơn gọi của mình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những rào cản nội tâm, từ bỏ những điều không cần thiết để hướng đến những giá trị vĩnh cửu.

    Lạy thánh Phanxicô Xaviê, xin cầu nguyện cho chúng con, để chúng con biết noi gương ngài, sống một đời sống dấn thân và phụng sự Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.

    Để tạ ơn vì những mầu nhiệm Chúa đã làm trên cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê, và để kết thúc chuỗi suy niệm này, mỗi người chúng ta hãy cùng dâng lên Chúa lời kinh của thánh Phanxicô Xaviê:

    Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Chúa!

    Con yêu mến Chúa không phải vì trông Chúa cứu con;

    cũng không phải vì sợ không yêu

    thì Chúa phạt trong lửa đời đời.

    Lạy Chúa Giê-su của con,

    Chúa đã ôm trọn lấy con trên thập giá;

    Chúa chịu đinh sắt, lưỡi đòng và bao nhiêu sỉ nhục;

    đau khổ vô vàn, mồ hôi và lo buồn, cả cái chết nữa:

    Chúa chịu tất cả vì con, thay cho con là kẻ có tội.

    Ôi lạy Chúa Giê-su, Chúa yêu mến hết tình,

    sao con lại không yêu Chúa?

    Yêu Chúa không phải để Chúa cứu và đưa con về trời

    hay vì sợ Chúa luận phạt con đời đời.

    Nhưng con yêu Chúa và con sẽ yêu Chúa

    như Chúa đã yêu con

    chỉ vì Chúa là Vua của con

    và chỉ vì Chúa là Thiên Chúa của con. Amen

  • Ngày 8 | Niềm hy vọng cuối cùng | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 8 | Niềm hy vọng cuối cùng | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Những Ngày Cuối Đời Của Thánh Phanxico Xaviê

    Thánh Phanxico Xaviê, một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo hội, đã dành trọn đời mình cho việc rao giảng Tin Mừng và mở mang Nước Trời, đặc biệt tại các vùng đất châu Á chưa biết đến Chúa. Tuy nhiên, sự nghiệp của ngài đã không thể hoàn thành trọn vẹn như ngài mong muốn, khi vào những ngày cuối đời, ngài phải đối mặt với bệnh tật và cái chết. Những ngày cuối đời này không chỉ là một thử thách thể xác của Thánh Phanxico, mà còn là một bài học lớn về niềm hy vọng, sự tín thác và lòng kiên trì trong đức tin dành cho mọi người.

    Vào cuối năm 1552, khi Thánh Phanxico Xaviê đang chuẩn bị tiến vào đất Trung Quốc để tiếp tục công cuộc truyền giáo, ngài bị ốm nặng. Bệnh sốt rét quái ác đã tấn công ngài, khiến ngài kiệt sức. Trong khi đó, ngài vẫn không ngừng khát khao tiếp tục sứ mệnh truyền giáo, mong muốn mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những dân tộc chưa biết Chúa, nhưng thân xác của ngài đã không thể chịu đựng thêm nữa. Vị thánh này đã phải nằm liệt giường trong một căn nhà nhỏ ở đảo Shangchuan, nơi ngài chờ đợi thuyền đưa ngài vào đất liền Trung Quốc.

    Trong những ngày này, sức khỏe của Thánh Phanxico Xaviê suy kiệt nhanh chóng. Dù cơ thể ngài yếu dần, tinh thần của ngài vẫn vững mạnh. Những cơn sốt cao, những đau đớn thể xác không thể làm giảm đi niềm khao khát cứu rỗi các linh hồn của ngài. Ngài không bao giờ thôi cầu nguyện, và những lời cầu nguyện của ngài đều thể hiện sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, dù cho mọi việc có thể chưa được hoàn tất như ý nguyện của ngài. Thánh Phanxico Xaviê, trong những ngày cuối, đã khẩn thiết cầu xin Chúa “Xin nhận lấy linh hồn con”, như một lời kết thúc tuyệt vời cho một cuộc đời đã sống trọn vẹn vì Chúa.

    Chúa dẫn ngài về quê trời vào sáng ngày 3 tháng 12 năm 1552, khi ngài chỉ cách cửa ngõ Trung Quốc vài ngày đường, trong khi ước mơ rao giảng Tin Mừng tại đất nước rộng lớn này vẫn chưa thể thành hiện thực. Tuy nhiên, sự ra đi của ngài không phải là sự kết thúc. Ngài để lại một di sản vô giá cho Giáo hội: không phải những thành công trần gian, mà là một sự cống hiến hoàn toàn, một tấm gương sống hy sinh và một đức tin vững chắc vào tình yêu thương và lòng xót thương của Thiên Chúa. 

    Thánh Phanxico Xaviê qua đời trong lúc ngài vẫn chưa hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên, trong cái chết, ngài lại để lại một thông điệp quan trọng về niềm hy vọng, không phải ở thành quả công việc, mà là ở sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Trong khi tất cả những điều ngài mơ ước – công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc, cứu rỗi những linh hồn xa cách Chúa – vẫn chưa thực hiện được, ngài không để điều này làm suy yếu đức tin của mình.

    Lời cầu nguyện cuối cùng của ngài, “Lạy Chúa, xin nhận lấy linh hồn con,” không chỉ là một lời thưa Thiên Chúa trong giờ phút lâm chung, mà còn là biểu hiện của sự tín thác hoàn toàn vào sự yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa. Ngài không phải là người đi tìm kiếm vinh quang trần gian hay kết quả ngay lập tức, mà ngài chỉ muốn sống trọn vẹn với ơn gọi của mình và đợi chờ sự cứu rỗi trong tay Chúa. Đây là niềm hy vọng đích thực mà mỗi tín hữu, đặc biệt là mỗi ứng sinh, cần phải học hỏi và sống theo.

    Là một ứng sinh Dòng Tên, tôi không khỏi xúc động trước những ngày cuối đời của Thánh Phanxico Xaviê. Cuộc đời ngài, với sự tận tụy và nhiệt thành trong công cuộc truyền giáo, dường như là một cuộc hành trình không bao giờ hoàn thành theo tiêu chuẩn thế gian. Thế nhưng, trong mắt Chúa, đó là một hành trình trọn vẹn. Ngài không tìm kiếm thành công tạm thời, mà chỉ mong sao được sống trung thành với ơn gọi của mình và để lại một dấu ấn vĩnh cửu trong sự cứu độ linh hồn.

    Điều này làm tôi suy nghĩ về chính ơn gọi của mình. Liệu tôi có đủ kiên trì và hy vọng như Thánh Phanxico Xaviê, dù đôi khi việc học, việc tông đồ hoặc con đường tu trì có thể trở nên đầy thử thách và đôi khi không đạt được kết quả ngay lập tức? Những tháng ngày huấn luyện, những năm tháng học hỏi và chuẩn bị có thể là thời gian tôi cảm thấy kiệt sức, đôi khi cảm thấy mơ hồ về mục đích hay ơn gọi của mình. Tuy nhiên, qua cuộc đời của Thánh Phanxico Xaviê, tôi nhận ra rằng chính trong những thử thách ấy, đức tin và hy vọng mới là điều quan trọng nhất. Cái chết của ngài không phải là sự thất bại, mà là sự thành toàn trong đức tin.

    Là một ứng sinh, tôi cũng được mời gọi để không chỉ tìm kiếm thành quả trong công việc mình làm, mà còn phải sống trọn vẹn với ơn gọi của mình, ngay cả khi tôi không thể nhìn thấy ngay lập tức kết quả của những nỗ lực đó. Như Thánh Phanxico Xaviê, tôi phải đặt trọn niềm hy vọng vào Thiên Chúa và sống với niềm tin rằng mọi công việc, dù lớn hay nhỏ, đều có giá trị trong mắt Ngài, miễn là chúng ta sống với lòng yêu mến và sự hy sinh.

    Lạy Chúa, con xin dâng mọi nỗ lực của cuộc đời con lên Ngài, như Thánh Phanxico Xaviê đã làm, dù trong sự đau đớn hay thử thách. Xin giúp con kiên trì trong ơn gọi, biết sống hy sinh và tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Lạy Chúa, xin nhận lấy cuộc đời con, và cho con luôn sống với niềm hy vọng vào sự cứu độ mà Ngài đã hứa ban.

  • Ngày 7 | Tài năng và những giới hạn | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 7 | Tài năng và những giới hạn | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Tài năng và những giới hạn

    Một khía cạnh rất thú vị về thánh Phanxico Xavie mà ít khi ta có dịp nghe biết về Ngài đó là những tài năng Thiên Chúa ban cho thánh nhân. Năm lên 19 tuổi, Phanxicô được gửi đến Paris học tại học viện Sainte – Barbe thuộc đại học Paris. Sau khi tốt nghiệp văn chương và triết học, Phanxicô được bổ nhiệm làm giáo sư triết học tại đại học Paris. Vị giáo sư trẻ Phanxicô sớm nổi tiếng và được ca tụng trong giới sinh viên đại học thời bấy giờ. Những tưởng ngài sẽ tiến sâu trong sự nghiệp giáo dục thì Ngài đã từ bỏ mọi sự , có lẽ ngài cũng được đánh động bởi câu lời Chúa  “ Nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?”. Ngày 15.8.1534 ngài đã cùng với Thánh I-nhã và những người bạn đường đầu tiên  cam kết sống chung với nhau trong một cộng đoàn, khấn khó nghèo, làm việc tông đồ và đi hành hương Đất Thánh. Từ đây mọi khả năng và kiến thức của ngài không phải dành cho sự nghiệp thăng quan tiến chức nữa nhưng là dành trọn cho công cuộc truyền giáo , đem Chúa đến cho vùng Viễn Đông với mục đích duy nhất “ Cho vinh danh cho hơn và mưu ích cho các linh hồn ”. Công cuộc truyền giáo của Ngài giống như cuộc phiêu lưu khám phá và chinh phục những vùng đất mới để dâng về cho Thiên Chúa. Năm 35 tuổi, Ngài bắt đầu hành trình phiêu lưu này. Trong hành trình truyền giáo của mình, Ngài đã đi qua nhiều vùng đất ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, và thậm chí hướng tới Trung Quốc, nơi có những rào cản ngôn ngữ và văn hóa rất lớn. Dù không phải là một chuyên gia ngôn ngữ ngay từ đầu, Thánh Phanxicô đã nỗ lực học các ngôn ngữ địa phương để giao tiếp và loan báo Tin Mừng một cách hiệu quả. Ngài bắt đầu bằng việc học tiếng nói bản địa của vùng Ấn Độ, sau đó tiếp tục với tiếng Nhật khi đặt chân đến Nhật Bản. Với sự kiên trì và lòng yêu thương đối với những người mà Ngài phục vụ, Thánh nhân đã vượt qua những khó khăn về ngôn ngữ để mang thông điệp của Chúa đến với mọi người. Và Ngài luôn biết cách thích nghi với hoàn cảnh mới và tìm ra những phương pháp truyền giáo phù hợp với từng nền văn hóa.Ví dụ, khi đến Nhật Bản, Ngài chọn cách tiếp cận những người lãnh đạo và trí thức trước, vì nhận thức rằng họ có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Ngài cũng đã cố gắng dịch Kinh Tin Kính và Kinh Mười Điều Răn để giúp các tín hữu của Ngài có thể thể dễ dàng đón nhận giáo lí và giữ đạo tốt hơn. Tuy nhiên, một con người tài năng như thế nhưng ngài cũng mang những hạn chế của thời đại mình. Một trong những hạn chế đáng bàn nhất là quan niệm về tôn giáo, đặc biệt là đối với những người không cùng tôn giáo. Thánh Phanxicô Xaviê, giống như nhiều nhà truyền giáo Công giáo cùng thời, hoạt động với niềm tin rằng chỉ trong Hội Thánh là con đường duy nhất dẫn đến ơn cứu độ. Niềm tin này khiến Ngài thường đánh giá thấp các tôn giáo địa phương, coi đó là những hệ thống niềm tin lạc hậu hoặc sai lầm cần được thay thế. Trên hành trình truyền giáo, thánh Phanxico Xavier gặp ba tôn giáo lớn đã ăn sâu vào văn hóa Châu Á: Ấn giáo ở Ấn Độ, Hồi Giáo ở Maluku và Phật giáo ở Nhật Bản. Thực lòng mà nói, Ngài đã không hiểu biết về các tôn giáo ấy. Quan niệm bên ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ đưa Ngài đến thái độ dứt khoát ngay từ đầu: các tôn giáo khác là trò của ma quỉ, các vị lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo khác là trò của ma quỉ, quần chúng tín đồ là nạn nhân của ma quỉ cần được giải thoát. Ngày nay, chúng ta hiểu được là trong các nền văn hóa và các tôn giáo, Thiên Chúa đã gieo sẵn những hạt giống Tin Mừng để chuẩn bị các văn hóa và các tôn giáo ấy đón nhận Đức Ki-tô. Từ thánh Phanxico Xavier qua Ricci, Nobili và Đắc Lộ đến Teihard de Chardin, dần dần chính các Giêsu hữu khám phá ra gia sản phong phú Thiên Chúa đã ban cho Dòng Tên và Hội Thánh qua Linh Thao của thánh I-Nhã.

    Phản tỉnh :

    Một ngọn lửa đã bùng cháy nơi con người nhỏ bé Phanxico Xavie, ngọn lửa ấy chính là ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của sự dấn thân mà chính thầy Giêsu năm xưa đã ước ao cho được cháy bừng lên “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và thầy những ước mong lửa ấy cháy bùng lên” (Lc 12, 49-50). Mang nơi mình ngọn lửa truyền giáo, thánh nhân đã đốt cháy mọi bước đường người đặt chân đến, bằng một tinh thần hy sinh không biết mệt mỏi. Còn sống là Người còn đi, còn sức lực là Người còn dấn thân, cho đến khi Danh Chúa được loan báo khắp hoàn cầu. Thánh Phanxicô Xaviê là mẫu gương thánh thiện, đã khơi dậy nơi tôi lòng nhiệt thành chuẩn bị cho ơn gọi và sứ mạng tu sĩ Dòng Tên. Cuộc đời ngài chính là minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa vượt qua mọi giới hạn về địa lý, ngôn ngữ và văn hóa. Noi gương ngài, tôi – một ứng sinh Dòng Tên cũng được mời gọi sống đời cầu nguyện sâu sắc và thiết thân với Đức Kitô mỗi ngày, trong sứ mạng học tập, cầu nguyện và đời sống cộng đoàn. Đồng thời tôi cũng dâng lên Chúa những yếu đuối, và cộng tác với ân sủng của Người trong tiến trình đào luyện, để từ đó tôi trở thành khí cụ hữu hiệu của Người trong sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

  • Ngày 6 | Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 6 | Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê

    Cuộc sống của mỗi vị thánh đều có những nét riêng đặc biệt, và với thánh Phanxicô Xaviê, đó là sứ mạng truyền giáo. Bởi vì cả cuộc đời dâng hiến của Ngài là để loan truyền Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Và không chỉ dừng lại ở đó, Thánh Nhân còn có một đời sống thiêng liêng sâu sắc, nhờ đó Ngài có sức mạnh để vượt qua muôn vàn khó khăn trên hành trình chinh phục Chúa đến với người khác. Với tư cách là ứng sinh Dòng Tên, tôi ý thức sống theo gương Ngài để xứng đáng trở thành bạn đồng hành của Chúa Giêsu hơn. Trước hết, Ngài sống phó thác, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. “Nhận thức được sự trống rỗng hư không của mình, không tin tưởng vào sức khỏe bền bỉ, vào tiếng tăm, vào sự kính nể của người đời; Ngài chỉ biết sống nương tựa vào Chúa, sống cuộc sống tràn đầy nhựa khí của Thiên Chúa.”1 Để có thể truyền giáo cho những người dân ngoại, Ngài cố gắng học đủ mọi thứ ngôn ngữ. Bởi vì tiếng họ khác nhau, nên mỗi lần đến nói với một thổ dân lại là một sự khởi sự. Mặc dù rất vất vả khi phải học nhiều thứ ngôn ngữ, nhưng vì lòng yêu mến các linh hồn và sự cậy trông vào Chúa, Ngài đã làm được. Có lần, Ngài cùng những người thông thạo tiếng nói của họ cùng soạn thảo các lời kinh. Dù đã rất công phu và đáng giá biết bao nhiêu, nhưng làm sao tránh được những lầm lẫn trong việc phiên dịch? Thế là những người bản xứ thoải mái chế nhạo, nhưng lúc đó Ngài chấp nhận và phó thác vào Thiên Chúa. Nhiều khó khăn mà Ngài không thể vượt qua, nhưng Thiên Chúa đã giúp Ngài. Ví dụ như, “Có những lần chúng tôi nghe nhiều tiếng nói khác nhau cùng một lúc tuôn đến nghe Ngài giảng. Làm sao đây? – Chúa đã giúp Ngài vượt qua khó khăn: tất cả đều hiểu lời Ngài (sự việc xảy ra y như ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống).”2 Là ứng sinh, tôi tập sống xác tín vào sự quan phòng của Thiên Chúa như Ngài, cố gắng học ngôn ngữ, cách riêng là tiếng Anh, để có thể đi truyền giáo hữu hiệu hơn. Tôi hiểu ý nghĩa của việc học ngôn ngữ, vì nhờ đó mới hiểu văn hóa, hiểu con người và đi sâu vào mối tương quan của họ. Ý nghĩa hơn cả là học ngôn ngữ để phục vụ Nước Chúa. Điều này không dễ dàng để đạt được, nhưng nếu tôi biết phó thác hoàn toàn, tin tưởng và cậy trông nơi Chúa, thì tôi sẽ làm được. Thứ đến, Ngài sống nương theo tiếng Chúa Thánh Thần qua việc không đi bước trước tiếng Chúa, bình tâm để làm theo ý Chúa và can đảm để sống vâng nghe tiếng Chúa. “Ngài tin chắc mình sẽ thành công, bởi vì Ngài chỉ nhận mình như một dụng cụ trong tay Chúa Tình Yêu Toàn Năng. Chẳng phải vì một mục đích không đâu mà Ngài phải trầm mình lâu giờ trong suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa: Ngài ý thức tại sao Chúa Cha đã phó Con mình cho nhân loại, vì vậy Ngài yêu mến các linh hồn bất chấp mọi gian khổ hy sinh.”3 Thánh Nhân ý thức được mình là dụng cụ của Chúa, nên trước mỗi hành động, Ngài để tiếng Chúa đi trước, hướng dẫn Ngài làm mọi sự. Ngài lệ thuộc vào ý Chúa, vì thế Ngài chiến đấu hết mình để cứu rỗi các linh hồn. Bắt chước Ngài, tôi ý thức được tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần, để trong suy nghĩ, lời nói và hành động, tôi làm theo thánh ý Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, tôi có định hướng cho mỗi lựa chọn và giúp tôi sống xứng đáng là người môn đệ bước theo Chúa hơn. Cuối cùng, Phanxicô Xaviê kết hợp đời sống hoạt động với đời sống chiêm niệm. “Nhớ lại lúc khởi sự làm việc tông đồ: kìa giữa đêm trường tĩnh mịch, không còn nghe tiếng của bệnh nhân, mọi người trong nhà thương đang say giấc, Phanxicô lẳng lặng một mình trong nhà cầu nguyện, lời nguyện cầu chan chứa tình yêu.”4 Mặc dù công việc truyền giáo của Ngài rất bận rộn, khó khăn và mệt nhọc, nhưng không vì thế mà Ngài bỏ thời gian cầu nguyện. Do đó, khi không còn ai, chỉ một mình Ngài với Chúa, Ngài cầu nguyện để dâng lên Chúa những hoạt động đã làm và phó thác nơi Chúa những hoạt động trong tương lai. Một cách thâm sâu, tương quan giữa Ngài và Chúa như hai người bạn, thủ thỉ tâm sự với Chúa tất cả và rất riêng tư. Là ứng sinh Dòng Tên, tôi hiểu rằng sống chiều sâu nội tâm rất quan trọng. Có nhiều hoạt động phải làm, nhưng không vì thế mà tôi bỏ qua mối tương quan với Chúa. Mặt khác, tôi dâng những hoạt động đó với Chúa trong tâm tình con thảo. Trước và sau những hoạt động, thậm chí là trong hoạt động, tôi tập ý thức sự hiện diện của Chúa và làm mọi sự cho vinh danh Chúa hơn. Như vậy, tôi kết hợp đời sống hoạt động với đời sống chiêm niệm, vì Chúa là Thiên Chúa tình yêu của con sẽ cùng con hoạt động trong mọi sự. Lạy Thiên Chúa Siêu Việt, con cảm ơn Người đã mặc khải cho con những điều cao cả, để con ý thức sống đời sống thiêng liêng với Chúa, nhờ đó con có thể làm được mọi sự trong bàn tay quan phòng của Người. Và xin Chúa là Vua Tình Yêu thêm lòng mến để con can đảm sống theo thánh ý Người mỗi ngày. Amen.

  • Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Thánh Phanxicô Xaviê – Sứ vụ tại Đông Á

    Cuộc phiêu bạt gian nan của thánh Phanxicô Xaviê không dừng lại đó, ý chí quyết tâm và lòng khao khát của ngài đã thúc đẩy ngài tiếp tục đi đến những vùng đất mới, xa xôi hơn và cũng không kém phần khó khăn. Trải qua quá trình truyền giáo trên các đảo hay địa phận lớn nhỏ ở Ấn Độ hay Indonesia, ngài tiếp tục sứ vụ mới tại vùng đất mới với lòng trào dâng, sinh lực được phục hồi khi tiếp tục cuộc hành trình mới, mong muốn cứu rỗi các linh hồn của ngài lớn đến nỗi ngài không chịu ngồi yên, những mơ tưởng của ngài cứ kéo dài liên lỉ về vùng chân trời bao mới lạ này, và điểm đến mới của Ngài lần này là đất nước Nhật Bản, một quốc gia xa lạ với người Âu Châu, người lương dân thì chiếm phân lớn. Ngài biết được địa điểm mới này tại Cochin Nam Ấn Độ sau đó ngài gặp một số người Nhật đang học tại Malaca có biết một chút tiếng Bồ, điều này đã giúp ích cho ngài nhiều trên cuộc hành trình mới này. Vào 24 tháng 06 năm 1549 ngài chính thức đặt chân xuống thuyền và khởi hành, ngài đi trên chiếc thuyền của người Trung Hoa, gặp những thử thách bão tố, mòn mỏi vì chờ mong, phải phó mặc cho thủy thủ – những người tin vào một thần nào đó trên biển khơi. 15 tháng 08 năm ấy thuyền ngài cũng cập bến tại cảng Kagoshima, một mùa đông năm ấy là thời gian mà ngài dịch bản văn và kinh nguyện sang tiếng bản xứ, với sự tâm huyết và nỗ lực ngài cũng tìm cho Chúa được một trăm con chiên mới. Chẳng được bao lâu ngài tìm cách phải lẩn tránh đi nơi khác trước khi bị hạ lệnh trục xuất ngài. Con đường ngài đi cũng càng thêm khó khăn đến vùng đất mới cũng chẳng yên, ngài bị tiểu vương khinh bỉ và ngài củng chẳng làm được gì rồi ngài lại tiến bước từ Yamaguchi tới Miyako, nội chiến xảy ra nơi đây cũng khiến ngài thất bại rồi ngài tiến bước tới Firando trong tiết trời lạnh giá năm 1550, rét buốt, đói ăn, kiệt sực, bị ném đá, băng rừng, vượt núi… – muôn vàn khó khăn cùng sỉ nhục… Cảm thấy những hình thức rao giảng nơi đây không hợp sau khi cầu nguyện cũng như sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, ngài phải thay đổi phương pháp, rồi ngài trở về lại Yamaguchi, nhận biết được trong triều đình ưa những người quý phái quyền quý, ngài ăn mặc sang trọng hơn với danh nghĩa là đại sứ của hoàng để Bồ Đào Nha cũng như Giáo hoàng bấy giờ, rồi ngài dần được mến chuộng – kính trọng. Rồi Phanxicô Xavie xin với tiểu vương và được đồng ý về những thao thức của ngài là được rao truyền luật Thiên Chúa cho dân chúng. Dù đàm luận giảng giải không ngơi nhưng vẫn có ít người tin vào niềm tin Thiên Chúa – Đấng là sự thật và là sự sống. Rồi khi nhận được lá thư về việc bổ nhiệm ngài làm bề trên tỉnh dòng Ấn Độ và miền Viễn Á, ngài phải bỏ lại sứ vụ dang dở nhưng không kém phần khó khăn, tuy phải rời xa đoàn ‘con yêu dấu’ với tiếc nuối nhưng chừng 2000 người cũng là một dấu ấn cho sự kết thúc hành trình trên đảo Nhật của ngài. “Cả kẻ gieo lẫn người gặt được vui mừng” ngài rất cảm mến dân tộc này dù ngài đã bị ngược đãi tại nơi đây. Ngài kết thúc sứ vụ tại Đông Á vào tháng 11 năm 1551 và trở về Ấn Độ.

    Đó là hành trình gian nan đầy thử thách của một tông đồ đích thực làm chứng cho Đức Ki-tô, cũng như các thánh truyền giáo khác, cuộc phiêu lưu mà thánh Phanxicô Xaviê đã trải qua, quả thật là một kì công mà Thánh Thần Chúa đã làm qua ngài. Những điều đó làm tôi ngưỡng mộ và là bài học để tôi luôn cố gắng ý thức mình hơn mỗi ngày. Lòng khát khao – sự dâng hiến tận căn và lòng yêu mến các linh hồn đã làm nên một Phanxicô Xaviê nổi bật. Trên cuộc hành trình dương thế tôi lại tự nhủ rằng ‘không biết đâu là động lực thúc đẩy các ngài sẵn sàng ra đi mà dâng hiến hoàn toàn như thế’ chắc hẳn quả tim của ngài là một sự trao ban, đến thế gian và đem tình yêu ấy đến những con người ở vùng đất xa xôi, nơi trước mắt là trùng dương, chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao. Khi ngẫm tưởng về con đường đi của thánh P.X tôi cũng thấy bản thân của mình nơi ấy, hình ảnh con sóng cứ xô dạt và lênh đênh trên biển vô phương chỉ vì lời mời gọi, là một ứng sinh con đường sóng gió ấy vẫn hằng ngày xảy ra, đấu tranh nội tâm và sự kiên trì vững tin bước theo Chúa là một thách đố, nhưng như thánh nhân đã nương tựa vào Chúa như thế nào thì trên hành trình lênh đếnh ấy làm tôi cũng phải luôn tìm kiếm và đào sâu về nội tâm của mình mối tương quan với Thiên Chúa như vậy, để dù có khó khăn thế nào nhưng với niềm xác tín và lòng yêu mến mọi sự sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Ở một vùng đất mới truyền giáo, điều làm ngăn trở nhất đó chính là ngôn ngữ, những kí tự ngôn ngữ mới như tiếng Nhật rất khó khăn trong việc dịch giải và trau dồi, nhưng ngài vẫn làm được. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi càng phải quyết tâm trong học hành hơn, lý do cho việc học như thánh nhân đã làm vì lòng yêu mến Chúa, yêu mến tha nhân và cứu rỗi các linh hồn, mong muốn ấy phải mạnh mẽ và cháy bỏng mãi để dù có đi đến đâu, ở phương trời nào thì ánh sáng của tôi phải là ánh sáng chiếu soi cho mọi người, ánh sáng đến từ Đấng cứu độ.

    Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ ơn Ngài vì đã để lại cho giáo hội một vị thánh nhân luôn trung thành với sứ vụ là làm cho muôn dân biết đến Ngài, tuy trải qua hơn 4 thế kỉ nhưng những việc làm của thánh Phanxicô Xavie vẫn luôn là một lời gọi mới với chúng con, nguyện xin Chúa luôn hướng dẫn chúng con, dù cho có lênh đênh hay sóng gió đến đâu cũng luôn tin tưởng và phó thác nơi Ngài với lòng yêu mến. Lạy thánh Phanxicô Xavie xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con là những ứng sinh Dòng Tên biết noi gương ngài, vượt qua muôn khó khăn mà chẳng bao giờ nản chí chùn bước, để mở ra với anh em là những con người xung quanh chúng con, trong cộng đoàn, ngoài xã hội… Để cho vinh danh Chúa hơn. Amen.

  • Ngày 9 | Hồi kết | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 9 | Hồi kết | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Quý vị độc giả thân mến!

    Như vậy chuỗi ngày suy niệm về thánh Phanxicô Xavie của Nhà Ứng sinh Dòng Tên Việt Nam đã đi đến ngày cuối cùng. Để khép lại những ngày suy niệm về thánh nhân, bài này như là một cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sứ mạng của  người. Ước mong rằng, qua chuỗi ngày suy niệm vừa qua, quý vị độc giả cùng toàn thể anh em ứng sinh cũng đã phần nào được đánh động và thôi thúc dấn thân trong cuộc sống của mình. Mến chúc quý vị độc giả và anh em ứng sinh luôn vững mạnh trong đức tin, triển nở trong đức mến và không ngừng lớn lên trong sứ mạng của mình.

    Nền tảng đức tin và những thử thách đầu đời

    Sinh ra vào ngày 7/4/1506 trong một gia đình quý tộc ở Javier, Tây Ban Nha, thánh Phanxicô lớn lên trong môi trường đức tin mạnh mẽ và giáo dục vững vàng. Nhưng tuổi thơ của ngài không chỉ là những ngày tháng bình yên. Cảnh nước mất nhà tan, cái chết của cha, và sự chia ly gia đình đã tôi luyện ngài trở thành một con người kiên cường. Những mất mát ấy dạy thánh nhân rằng mọi vinh hoa thế gian đều phù du, và chỉ có Thiên Chúa là điểm tựa vững chắc.

    Trong bối cảnh đó, ngài đã nhận ra tầm quan trọng của đời sống thiêng liêng, được nuôi dưỡng qua những giờ kinh nguyện và Thánh Lễ trong gia đình. Chính môi trường này đã gieo vào tâm hồn ngài một niềm tin mãnh liệt, chuẩn bị ngài cho những thử thách lớn lao của cuộc đời.

    Sự biến đổi qua gặp gỡ thánh I-nhã Loyola

    Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Phanxicô có lẽ là cuộc gặp gỡ với thánh Inhaxiô Loyola tại Đại học Paris. Ban đầu, Phanxicô là một thanh niên đầy tham vọng, khát khao danh vọng và thành công trần thế. Tuy nhiên, thánh Inhaxiô đã giúp ngài nhận ra một giá trị cao cả hơn: sự phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

    Lời mời gọi của thánh Inhaxiô đã làm thay đổi toàn bộ định hướng cuộc đời Phanxicô. Từ một người theo đuổi vinh quang cá nhân, ngài quyết tâm bước vào hành trình dâng hiến cho Thiên Chúa, sẵn sàng từ bỏ tất cả để sống cho Tin Mừng. Chính trong những ngày linh thao, Phanxicô tìm được nguồn sức mạnh mới để bước vào sứ mạng của mình.

    Sứ mạng truyền giáo: Từ Nam Á đến Đông Á

    Hành trình truyền giáo của thánh Phanxicô bắt đầu năm 1542 tại Goa, Ấn Độ. Tại đây, ngài đã làm việc không ngừng nghỉ để loan báo Tin Mừng. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, và sự nghèo đói không làm ngài nản lòng. Ngài lao mình vào việc chăm sóc người nghèo khổ, giảng dạy giáo lý, và thiết lập cộng đoàn Kitô hữu. Chỉ trong vòng hơn một năm, thánh nhân đã rửa tội cho hàng chục ngàn người và xây dựng nhiều nhà thờ, mở rộng phạm vi truyền giáo đến khắp miền Nam Á.

    Không dừng lại ở đó, thánh nhân tiếp tục hành trình đến Nhật Bản vào năm 1549. Tại vùng đất này, ngài đối mặt với những thách thức mới về văn hóa và chính trị. Tuy nhiên, với sự kiên trì, ngài học tiếng Nhật, dịch các bản kinh nguyện, và tìm cách tiếp cận những tầng lớp lãnh đạo để đưa Tin Mừng đến với người dân. Sứ mạng tại Nhật tuy gian nan nhưng đã để lại dấu ấn đức tin sâu sắc với khoảng 2.000 người được rửa tội.

    Tâm hồn bừng cháy ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa

    Trên hành trình của mình, thánh Phanxicô Xaviê đã làm việc không ngừng nghỉ. Lòng nhiệt thành truyền giáo đã đưa ngài vượt qua muôn vàn thử thách, từ những hiểm họa trên biển cả đến sự chống đối của các thế lực địa phương. Động lực đã khiến ngài làm được những điều khó khăn ấy chính là ngọn lửa tình yêu dành cho Thiên Chúa và khát khao mang ánh sáng Tin Mừng đến mọi dân tộc.

    Cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê cho thấy rằng, với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, mọi khó khăn, con người đều có thể được vượt qua. Dù phải đối mặt với vô vàn gian khó, ngài luôn tìm thấy sức mạnh nơi Chúa, sống như một dụng cụ khiêm nhường trong tay Ngài.

    Bài học cho hôm nay

    Cuộc đời và sứ mạng của thánh Phanxicô Xaviê để lại cho mỗi người kitô hữu ngày hôm nay nhiều bài học quý giá. Trước hết, ngài mời gọi chúng ta can đảm đối diện với những thử thách trong cuộc sống, biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong việc phục vụ tha nhân.

    Hành trình của thánh nhân cũng nhắc nhớ chúng ta rằng, sự hy sinh và từ bỏ là điều cần thiết để sống đúng với ơn gọi của mình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những rào cản nội tâm, từ bỏ những điều không cần thiết để hướng đến những giá trị vĩnh cửu.

    Lạy thánh Phanxicô Xaviê, xin cầu nguyện cho chúng con, để chúng con biết noi gương ngài, sống một đời sống dấn thân và phụng sự Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.

    Để tạ ơn vì những mầu nhiệm Chúa đã làm trên cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê, và để kết thúc chuỗi suy niệm này, mỗi người chúng ta hãy cùng dâng lên Chúa lời kinh của thánh Phanxicô Xaviê:

    Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Chúa!

    Con yêu mến Chúa không phải vì trông Chúa cứu con;

    cũng không phải vì sợ không yêu

    thì Chúa phạt trong lửa đời đời.

    Lạy Chúa Giê-su của con,

    Chúa đã ôm trọn lấy con trên thập giá;

    Chúa chịu đinh sắt, lưỡi đòng và bao nhiêu sỉ nhục;

    đau khổ vô vàn, mồ hôi và lo buồn, cả cái chết nữa:

    Chúa chịu tất cả vì con, thay cho con là kẻ có tội.

    Ôi lạy Chúa Giê-su, Chúa yêu mến hết tình,

    sao con lại không yêu Chúa?

    Yêu Chúa không phải để Chúa cứu và đưa con về trời

    hay vì sợ Chúa luận phạt con đời đời.

    Nhưng con yêu Chúa và con sẽ yêu Chúa

    như Chúa đã yêu con

    chỉ vì Chúa là Vua của con

    và chỉ vì Chúa là Thiên Chúa của con. Amen

  • Ngày 8 | Niềm hy vọng cuối cùng | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 8 | Niềm hy vọng cuối cùng | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Những Ngày Cuối Đời Của Thánh Phanxico Xaviê

    Thánh Phanxico Xaviê, một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo hội, đã dành trọn đời mình cho việc rao giảng Tin Mừng và mở mang Nước Trời, đặc biệt tại các vùng đất châu Á chưa biết đến Chúa. Tuy nhiên, sự nghiệp của ngài đã không thể hoàn thành trọn vẹn như ngài mong muốn, khi vào những ngày cuối đời, ngài phải đối mặt với bệnh tật và cái chết. Những ngày cuối đời này không chỉ là một thử thách thể xác của Thánh Phanxico, mà còn là một bài học lớn về niềm hy vọng, sự tín thác và lòng kiên trì trong đức tin dành cho mọi người.

    Vào cuối năm 1552, khi Thánh Phanxico Xaviê đang chuẩn bị tiến vào đất Trung Quốc để tiếp tục công cuộc truyền giáo, ngài bị ốm nặng. Bệnh sốt rét quái ác đã tấn công ngài, khiến ngài kiệt sức. Trong khi đó, ngài vẫn không ngừng khát khao tiếp tục sứ mệnh truyền giáo, mong muốn mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những dân tộc chưa biết Chúa, nhưng thân xác của ngài đã không thể chịu đựng thêm nữa. Vị thánh này đã phải nằm liệt giường trong một căn nhà nhỏ ở đảo Shangchuan, nơi ngài chờ đợi thuyền đưa ngài vào đất liền Trung Quốc.

    Trong những ngày này, sức khỏe của Thánh Phanxico Xaviê suy kiệt nhanh chóng. Dù cơ thể ngài yếu dần, tinh thần của ngài vẫn vững mạnh. Những cơn sốt cao, những đau đớn thể xác không thể làm giảm đi niềm khao khát cứu rỗi các linh hồn của ngài. Ngài không bao giờ thôi cầu nguyện, và những lời cầu nguyện của ngài đều thể hiện sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, dù cho mọi việc có thể chưa được hoàn tất như ý nguyện của ngài. Thánh Phanxico Xaviê, trong những ngày cuối, đã khẩn thiết cầu xin Chúa “Xin nhận lấy linh hồn con”, như một lời kết thúc tuyệt vời cho một cuộc đời đã sống trọn vẹn vì Chúa.

    Chúa dẫn ngài về quê trời vào sáng ngày 3 tháng 12 năm 1552, khi ngài chỉ cách cửa ngõ Trung Quốc vài ngày đường, trong khi ước mơ rao giảng Tin Mừng tại đất nước rộng lớn này vẫn chưa thể thành hiện thực. Tuy nhiên, sự ra đi của ngài không phải là sự kết thúc. Ngài để lại một di sản vô giá cho Giáo hội: không phải những thành công trần gian, mà là một sự cống hiến hoàn toàn, một tấm gương sống hy sinh và một đức tin vững chắc vào tình yêu thương và lòng xót thương của Thiên Chúa. 

    Thánh Phanxico Xaviê qua đời trong lúc ngài vẫn chưa hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên, trong cái chết, ngài lại để lại một thông điệp quan trọng về niềm hy vọng, không phải ở thành quả công việc, mà là ở sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Trong khi tất cả những điều ngài mơ ước – công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc, cứu rỗi những linh hồn xa cách Chúa – vẫn chưa thực hiện được, ngài không để điều này làm suy yếu đức tin của mình.

    Lời cầu nguyện cuối cùng của ngài, “Lạy Chúa, xin nhận lấy linh hồn con,” không chỉ là một lời thưa Thiên Chúa trong giờ phút lâm chung, mà còn là biểu hiện của sự tín thác hoàn toàn vào sự yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa. Ngài không phải là người đi tìm kiếm vinh quang trần gian hay kết quả ngay lập tức, mà ngài chỉ muốn sống trọn vẹn với ơn gọi của mình và đợi chờ sự cứu rỗi trong tay Chúa. Đây là niềm hy vọng đích thực mà mỗi tín hữu, đặc biệt là mỗi ứng sinh, cần phải học hỏi và sống theo.

    Là một ứng sinh Dòng Tên, tôi không khỏi xúc động trước những ngày cuối đời của Thánh Phanxico Xaviê. Cuộc đời ngài, với sự tận tụy và nhiệt thành trong công cuộc truyền giáo, dường như là một cuộc hành trình không bao giờ hoàn thành theo tiêu chuẩn thế gian. Thế nhưng, trong mắt Chúa, đó là một hành trình trọn vẹn. Ngài không tìm kiếm thành công tạm thời, mà chỉ mong sao được sống trung thành với ơn gọi của mình và để lại một dấu ấn vĩnh cửu trong sự cứu độ linh hồn.

    Điều này làm tôi suy nghĩ về chính ơn gọi của mình. Liệu tôi có đủ kiên trì và hy vọng như Thánh Phanxico Xaviê, dù đôi khi việc học, việc tông đồ hoặc con đường tu trì có thể trở nên đầy thử thách và đôi khi không đạt được kết quả ngay lập tức? Những tháng ngày huấn luyện, những năm tháng học hỏi và chuẩn bị có thể là thời gian tôi cảm thấy kiệt sức, đôi khi cảm thấy mơ hồ về mục đích hay ơn gọi của mình. Tuy nhiên, qua cuộc đời của Thánh Phanxico Xaviê, tôi nhận ra rằng chính trong những thử thách ấy, đức tin và hy vọng mới là điều quan trọng nhất. Cái chết của ngài không phải là sự thất bại, mà là sự thành toàn trong đức tin.

    Là một ứng sinh, tôi cũng được mời gọi để không chỉ tìm kiếm thành quả trong công việc mình làm, mà còn phải sống trọn vẹn với ơn gọi của mình, ngay cả khi tôi không thể nhìn thấy ngay lập tức kết quả của những nỗ lực đó. Như Thánh Phanxico Xaviê, tôi phải đặt trọn niềm hy vọng vào Thiên Chúa và sống với niềm tin rằng mọi công việc, dù lớn hay nhỏ, đều có giá trị trong mắt Ngài, miễn là chúng ta sống với lòng yêu mến và sự hy sinh.

    Lạy Chúa, con xin dâng mọi nỗ lực của cuộc đời con lên Ngài, như Thánh Phanxico Xaviê đã làm, dù trong sự đau đớn hay thử thách. Xin giúp con kiên trì trong ơn gọi, biết sống hy sinh và tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Lạy Chúa, xin nhận lấy cuộc đời con, và cho con luôn sống với niềm hy vọng vào sự cứu độ mà Ngài đã hứa ban.

  • Ngày 7 | Tài năng và những giới hạn | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 7 | Tài năng và những giới hạn | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Tài năng và những giới hạn

    Một khía cạnh rất thú vị về thánh Phanxico Xavie mà ít khi ta có dịp nghe biết về Ngài đó là những tài năng Thiên Chúa ban cho thánh nhân. Năm lên 19 tuổi, Phanxicô được gửi đến Paris học tại học viện Sainte – Barbe thuộc đại học Paris. Sau khi tốt nghiệp văn chương và triết học, Phanxicô được bổ nhiệm làm giáo sư triết học tại đại học Paris. Vị giáo sư trẻ Phanxicô sớm nổi tiếng và được ca tụng trong giới sinh viên đại học thời bấy giờ. Những tưởng ngài sẽ tiến sâu trong sự nghiệp giáo dục thì Ngài đã từ bỏ mọi sự , có lẽ ngài cũng được đánh động bởi câu lời Chúa  “ Nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?”. Ngày 15.8.1534 ngài đã cùng với Thánh I-nhã và những người bạn đường đầu tiên  cam kết sống chung với nhau trong một cộng đoàn, khấn khó nghèo, làm việc tông đồ và đi hành hương Đất Thánh. Từ đây mọi khả năng và kiến thức của ngài không phải dành cho sự nghiệp thăng quan tiến chức nữa nhưng là dành trọn cho công cuộc truyền giáo , đem Chúa đến cho vùng Viễn Đông với mục đích duy nhất “ Cho vinh danh cho hơn và mưu ích cho các linh hồn ”. Công cuộc truyền giáo của Ngài giống như cuộc phiêu lưu khám phá và chinh phục những vùng đất mới để dâng về cho Thiên Chúa. Năm 35 tuổi, Ngài bắt đầu hành trình phiêu lưu này. Trong hành trình truyền giáo của mình, Ngài đã đi qua nhiều vùng đất ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, và thậm chí hướng tới Trung Quốc, nơi có những rào cản ngôn ngữ và văn hóa rất lớn. Dù không phải là một chuyên gia ngôn ngữ ngay từ đầu, Thánh Phanxicô đã nỗ lực học các ngôn ngữ địa phương để giao tiếp và loan báo Tin Mừng một cách hiệu quả. Ngài bắt đầu bằng việc học tiếng nói bản địa của vùng Ấn Độ, sau đó tiếp tục với tiếng Nhật khi đặt chân đến Nhật Bản. Với sự kiên trì và lòng yêu thương đối với những người mà Ngài phục vụ, Thánh nhân đã vượt qua những khó khăn về ngôn ngữ để mang thông điệp của Chúa đến với mọi người. Và Ngài luôn biết cách thích nghi với hoàn cảnh mới và tìm ra những phương pháp truyền giáo phù hợp với từng nền văn hóa.Ví dụ, khi đến Nhật Bản, Ngài chọn cách tiếp cận những người lãnh đạo và trí thức trước, vì nhận thức rằng họ có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Ngài cũng đã cố gắng dịch Kinh Tin Kính và Kinh Mười Điều Răn để giúp các tín hữu của Ngài có thể thể dễ dàng đón nhận giáo lí và giữ đạo tốt hơn. Tuy nhiên, một con người tài năng như thế nhưng ngài cũng mang những hạn chế của thời đại mình. Một trong những hạn chế đáng bàn nhất là quan niệm về tôn giáo, đặc biệt là đối với những người không cùng tôn giáo. Thánh Phanxicô Xaviê, giống như nhiều nhà truyền giáo Công giáo cùng thời, hoạt động với niềm tin rằng chỉ trong Hội Thánh là con đường duy nhất dẫn đến ơn cứu độ. Niềm tin này khiến Ngài thường đánh giá thấp các tôn giáo địa phương, coi đó là những hệ thống niềm tin lạc hậu hoặc sai lầm cần được thay thế. Trên hành trình truyền giáo, thánh Phanxico Xavier gặp ba tôn giáo lớn đã ăn sâu vào văn hóa Châu Á: Ấn giáo ở Ấn Độ, Hồi Giáo ở Maluku và Phật giáo ở Nhật Bản. Thực lòng mà nói, Ngài đã không hiểu biết về các tôn giáo ấy. Quan niệm bên ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ đưa Ngài đến thái độ dứt khoát ngay từ đầu: các tôn giáo khác là trò của ma quỉ, các vị lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo khác là trò của ma quỉ, quần chúng tín đồ là nạn nhân của ma quỉ cần được giải thoát. Ngày nay, chúng ta hiểu được là trong các nền văn hóa và các tôn giáo, Thiên Chúa đã gieo sẵn những hạt giống Tin Mừng để chuẩn bị các văn hóa và các tôn giáo ấy đón nhận Đức Ki-tô. Từ thánh Phanxico Xavier qua Ricci, Nobili và Đắc Lộ đến Teihard de Chardin, dần dần chính các Giêsu hữu khám phá ra gia sản phong phú Thiên Chúa đã ban cho Dòng Tên và Hội Thánh qua Linh Thao của thánh I-Nhã.

    Phản tỉnh :

    Một ngọn lửa đã bùng cháy nơi con người nhỏ bé Phanxico Xavie, ngọn lửa ấy chính là ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của sự dấn thân mà chính thầy Giêsu năm xưa đã ước ao cho được cháy bừng lên “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và thầy những ước mong lửa ấy cháy bùng lên” (Lc 12, 49-50). Mang nơi mình ngọn lửa truyền giáo, thánh nhân đã đốt cháy mọi bước đường người đặt chân đến, bằng một tinh thần hy sinh không biết mệt mỏi. Còn sống là Người còn đi, còn sức lực là Người còn dấn thân, cho đến khi Danh Chúa được loan báo khắp hoàn cầu. Thánh Phanxicô Xaviê là mẫu gương thánh thiện, đã khơi dậy nơi tôi lòng nhiệt thành chuẩn bị cho ơn gọi và sứ mạng tu sĩ Dòng Tên. Cuộc đời ngài chính là minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa vượt qua mọi giới hạn về địa lý, ngôn ngữ và văn hóa. Noi gương ngài, tôi – một ứng sinh Dòng Tên cũng được mời gọi sống đời cầu nguyện sâu sắc và thiết thân với Đức Kitô mỗi ngày, trong sứ mạng học tập, cầu nguyện và đời sống cộng đoàn. Đồng thời tôi cũng dâng lên Chúa những yếu đuối, và cộng tác với ân sủng của Người trong tiến trình đào luyện, để từ đó tôi trở thành khí cụ hữu hiệu của Người trong sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

  • Ngày 6 | Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 6 | Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê

    Cuộc sống của mỗi vị thánh đều có những nét riêng đặc biệt, và với thánh Phanxicô Xaviê, đó là sứ mạng truyền giáo. Bởi vì cả cuộc đời dâng hiến của Ngài là để loan truyền Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Và không chỉ dừng lại ở đó, Thánh Nhân còn có một đời sống thiêng liêng sâu sắc, nhờ đó Ngài có sức mạnh để vượt qua muôn vàn khó khăn trên hành trình chinh phục Chúa đến với người khác. Với tư cách là ứng sinh Dòng Tên, tôi ý thức sống theo gương Ngài để xứng đáng trở thành bạn đồng hành của Chúa Giêsu hơn. Trước hết, Ngài sống phó thác, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. “Nhận thức được sự trống rỗng hư không của mình, không tin tưởng vào sức khỏe bền bỉ, vào tiếng tăm, vào sự kính nể của người đời; Ngài chỉ biết sống nương tựa vào Chúa, sống cuộc sống tràn đầy nhựa khí của Thiên Chúa.”1 Để có thể truyền giáo cho những người dân ngoại, Ngài cố gắng học đủ mọi thứ ngôn ngữ. Bởi vì tiếng họ khác nhau, nên mỗi lần đến nói với một thổ dân lại là một sự khởi sự. Mặc dù rất vất vả khi phải học nhiều thứ ngôn ngữ, nhưng vì lòng yêu mến các linh hồn và sự cậy trông vào Chúa, Ngài đã làm được. Có lần, Ngài cùng những người thông thạo tiếng nói của họ cùng soạn thảo các lời kinh. Dù đã rất công phu và đáng giá biết bao nhiêu, nhưng làm sao tránh được những lầm lẫn trong việc phiên dịch? Thế là những người bản xứ thoải mái chế nhạo, nhưng lúc đó Ngài chấp nhận và phó thác vào Thiên Chúa. Nhiều khó khăn mà Ngài không thể vượt qua, nhưng Thiên Chúa đã giúp Ngài. Ví dụ như, “Có những lần chúng tôi nghe nhiều tiếng nói khác nhau cùng một lúc tuôn đến nghe Ngài giảng. Làm sao đây? – Chúa đã giúp Ngài vượt qua khó khăn: tất cả đều hiểu lời Ngài (sự việc xảy ra y như ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống).”2 Là ứng sinh, tôi tập sống xác tín vào sự quan phòng của Thiên Chúa như Ngài, cố gắng học ngôn ngữ, cách riêng là tiếng Anh, để có thể đi truyền giáo hữu hiệu hơn. Tôi hiểu ý nghĩa của việc học ngôn ngữ, vì nhờ đó mới hiểu văn hóa, hiểu con người và đi sâu vào mối tương quan của họ. Ý nghĩa hơn cả là học ngôn ngữ để phục vụ Nước Chúa. Điều này không dễ dàng để đạt được, nhưng nếu tôi biết phó thác hoàn toàn, tin tưởng và cậy trông nơi Chúa, thì tôi sẽ làm được. Thứ đến, Ngài sống nương theo tiếng Chúa Thánh Thần qua việc không đi bước trước tiếng Chúa, bình tâm để làm theo ý Chúa và can đảm để sống vâng nghe tiếng Chúa. “Ngài tin chắc mình sẽ thành công, bởi vì Ngài chỉ nhận mình như một dụng cụ trong tay Chúa Tình Yêu Toàn Năng. Chẳng phải vì một mục đích không đâu mà Ngài phải trầm mình lâu giờ trong suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa: Ngài ý thức tại sao Chúa Cha đã phó Con mình cho nhân loại, vì vậy Ngài yêu mến các linh hồn bất chấp mọi gian khổ hy sinh.”3 Thánh Nhân ý thức được mình là dụng cụ của Chúa, nên trước mỗi hành động, Ngài để tiếng Chúa đi trước, hướng dẫn Ngài làm mọi sự. Ngài lệ thuộc vào ý Chúa, vì thế Ngài chiến đấu hết mình để cứu rỗi các linh hồn. Bắt chước Ngài, tôi ý thức được tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần, để trong suy nghĩ, lời nói và hành động, tôi làm theo thánh ý Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, tôi có định hướng cho mỗi lựa chọn và giúp tôi sống xứng đáng là người môn đệ bước theo Chúa hơn. Cuối cùng, Phanxicô Xaviê kết hợp đời sống hoạt động với đời sống chiêm niệm. “Nhớ lại lúc khởi sự làm việc tông đồ: kìa giữa đêm trường tĩnh mịch, không còn nghe tiếng của bệnh nhân, mọi người trong nhà thương đang say giấc, Phanxicô lẳng lặng một mình trong nhà cầu nguyện, lời nguyện cầu chan chứa tình yêu.”4 Mặc dù công việc truyền giáo của Ngài rất bận rộn, khó khăn và mệt nhọc, nhưng không vì thế mà Ngài bỏ thời gian cầu nguyện. Do đó, khi không còn ai, chỉ một mình Ngài với Chúa, Ngài cầu nguyện để dâng lên Chúa những hoạt động đã làm và phó thác nơi Chúa những hoạt động trong tương lai. Một cách thâm sâu, tương quan giữa Ngài và Chúa như hai người bạn, thủ thỉ tâm sự với Chúa tất cả và rất riêng tư. Là ứng sinh Dòng Tên, tôi hiểu rằng sống chiều sâu nội tâm rất quan trọng. Có nhiều hoạt động phải làm, nhưng không vì thế mà tôi bỏ qua mối tương quan với Chúa. Mặt khác, tôi dâng những hoạt động đó với Chúa trong tâm tình con thảo. Trước và sau những hoạt động, thậm chí là trong hoạt động, tôi tập ý thức sự hiện diện của Chúa và làm mọi sự cho vinh danh Chúa hơn. Như vậy, tôi kết hợp đời sống hoạt động với đời sống chiêm niệm, vì Chúa là Thiên Chúa tình yêu của con sẽ cùng con hoạt động trong mọi sự. Lạy Thiên Chúa Siêu Việt, con cảm ơn Người đã mặc khải cho con những điều cao cả, để con ý thức sống đời sống thiêng liêng với Chúa, nhờ đó con có thể làm được mọi sự trong bàn tay quan phòng của Người. Và xin Chúa là Vua Tình Yêu thêm lòng mến để con can đảm sống theo thánh ý Người mỗi ngày. Amen.

  • Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Thánh Phanxicô Xaviê – Sứ vụ tại Đông Á

    Cuộc phiêu bạt gian nan của thánh Phanxicô Xaviê không dừng lại đó, ý chí quyết tâm và lòng khao khát của ngài đã thúc đẩy ngài tiếp tục đi đến những vùng đất mới, xa xôi hơn và cũng không kém phần khó khăn. Trải qua quá trình truyền giáo trên các đảo hay địa phận lớn nhỏ ở Ấn Độ hay Indonesia, ngài tiếp tục sứ vụ mới tại vùng đất mới với lòng trào dâng, sinh lực được phục hồi khi tiếp tục cuộc hành trình mới, mong muốn cứu rỗi các linh hồn của ngài lớn đến nỗi ngài không chịu ngồi yên, những mơ tưởng của ngài cứ kéo dài liên lỉ về vùng chân trời bao mới lạ này, và điểm đến mới của Ngài lần này là đất nước Nhật Bản, một quốc gia xa lạ với người Âu Châu, người lương dân thì chiếm phân lớn. Ngài biết được địa điểm mới này tại Cochin Nam Ấn Độ sau đó ngài gặp một số người Nhật đang học tại Malaca có biết một chút tiếng Bồ, điều này đã giúp ích cho ngài nhiều trên cuộc hành trình mới này. Vào 24 tháng 06 năm 1549 ngài chính thức đặt chân xuống thuyền và khởi hành, ngài đi trên chiếc thuyền của người Trung Hoa, gặp những thử thách bão tố, mòn mỏi vì chờ mong, phải phó mặc cho thủy thủ – những người tin vào một thần nào đó trên biển khơi. 15 tháng 08 năm ấy thuyền ngài cũng cập bến tại cảng Kagoshima, một mùa đông năm ấy là thời gian mà ngài dịch bản văn và kinh nguyện sang tiếng bản xứ, với sự tâm huyết và nỗ lực ngài cũng tìm cho Chúa được một trăm con chiên mới. Chẳng được bao lâu ngài tìm cách phải lẩn tránh đi nơi khác trước khi bị hạ lệnh trục xuất ngài. Con đường ngài đi cũng càng thêm khó khăn đến vùng đất mới cũng chẳng yên, ngài bị tiểu vương khinh bỉ và ngài củng chẳng làm được gì rồi ngài lại tiến bước từ Yamaguchi tới Miyako, nội chiến xảy ra nơi đây cũng khiến ngài thất bại rồi ngài tiến bước tới Firando trong tiết trời lạnh giá năm 1550, rét buốt, đói ăn, kiệt sực, bị ném đá, băng rừng, vượt núi… – muôn vàn khó khăn cùng sỉ nhục… Cảm thấy những hình thức rao giảng nơi đây không hợp sau khi cầu nguyện cũng như sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, ngài phải thay đổi phương pháp, rồi ngài trở về lại Yamaguchi, nhận biết được trong triều đình ưa những người quý phái quyền quý, ngài ăn mặc sang trọng hơn với danh nghĩa là đại sứ của hoàng để Bồ Đào Nha cũng như Giáo hoàng bấy giờ, rồi ngài dần được mến chuộng – kính trọng. Rồi Phanxicô Xavie xin với tiểu vương và được đồng ý về những thao thức của ngài là được rao truyền luật Thiên Chúa cho dân chúng. Dù đàm luận giảng giải không ngơi nhưng vẫn có ít người tin vào niềm tin Thiên Chúa – Đấng là sự thật và là sự sống. Rồi khi nhận được lá thư về việc bổ nhiệm ngài làm bề trên tỉnh dòng Ấn Độ và miền Viễn Á, ngài phải bỏ lại sứ vụ dang dở nhưng không kém phần khó khăn, tuy phải rời xa đoàn ‘con yêu dấu’ với tiếc nuối nhưng chừng 2000 người cũng là một dấu ấn cho sự kết thúc hành trình trên đảo Nhật của ngài. “Cả kẻ gieo lẫn người gặt được vui mừng” ngài rất cảm mến dân tộc này dù ngài đã bị ngược đãi tại nơi đây. Ngài kết thúc sứ vụ tại Đông Á vào tháng 11 năm 1551 và trở về Ấn Độ.

    Đó là hành trình gian nan đầy thử thách của một tông đồ đích thực làm chứng cho Đức Ki-tô, cũng như các thánh truyền giáo khác, cuộc phiêu lưu mà thánh Phanxicô Xaviê đã trải qua, quả thật là một kì công mà Thánh Thần Chúa đã làm qua ngài. Những điều đó làm tôi ngưỡng mộ và là bài học để tôi luôn cố gắng ý thức mình hơn mỗi ngày. Lòng khát khao – sự dâng hiến tận căn và lòng yêu mến các linh hồn đã làm nên một Phanxicô Xaviê nổi bật. Trên cuộc hành trình dương thế tôi lại tự nhủ rằng ‘không biết đâu là động lực thúc đẩy các ngài sẵn sàng ra đi mà dâng hiến hoàn toàn như thế’ chắc hẳn quả tim của ngài là một sự trao ban, đến thế gian và đem tình yêu ấy đến những con người ở vùng đất xa xôi, nơi trước mắt là trùng dương, chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao. Khi ngẫm tưởng về con đường đi của thánh P.X tôi cũng thấy bản thân của mình nơi ấy, hình ảnh con sóng cứ xô dạt và lênh đênh trên biển vô phương chỉ vì lời mời gọi, là một ứng sinh con đường sóng gió ấy vẫn hằng ngày xảy ra, đấu tranh nội tâm và sự kiên trì vững tin bước theo Chúa là một thách đố, nhưng như thánh nhân đã nương tựa vào Chúa như thế nào thì trên hành trình lênh đếnh ấy làm tôi cũng phải luôn tìm kiếm và đào sâu về nội tâm của mình mối tương quan với Thiên Chúa như vậy, để dù có khó khăn thế nào nhưng với niềm xác tín và lòng yêu mến mọi sự sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Ở một vùng đất mới truyền giáo, điều làm ngăn trở nhất đó chính là ngôn ngữ, những kí tự ngôn ngữ mới như tiếng Nhật rất khó khăn trong việc dịch giải và trau dồi, nhưng ngài vẫn làm được. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi càng phải quyết tâm trong học hành hơn, lý do cho việc học như thánh nhân đã làm vì lòng yêu mến Chúa, yêu mến tha nhân và cứu rỗi các linh hồn, mong muốn ấy phải mạnh mẽ và cháy bỏng mãi để dù có đi đến đâu, ở phương trời nào thì ánh sáng của tôi phải là ánh sáng chiếu soi cho mọi người, ánh sáng đến từ Đấng cứu độ.

    Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ ơn Ngài vì đã để lại cho giáo hội một vị thánh nhân luôn trung thành với sứ vụ là làm cho muôn dân biết đến Ngài, tuy trải qua hơn 4 thế kỉ nhưng những việc làm của thánh Phanxicô Xavie vẫn luôn là một lời gọi mới với chúng con, nguyện xin Chúa luôn hướng dẫn chúng con, dù cho có lênh đênh hay sóng gió đến đâu cũng luôn tin tưởng và phó thác nơi Ngài với lòng yêu mến. Lạy thánh Phanxicô Xavie xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con là những ứng sinh Dòng Tên biết noi gương ngài, vượt qua muôn khó khăn mà chẳng bao giờ nản chí chùn bước, để mở ra với anh em là những con người xung quanh chúng con, trong cộng đoàn, ngoài xã hội… Để cho vinh danh Chúa hơn. Amen.

  • Ngày 9 | Hồi kết | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 9 | Hồi kết | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Quý vị độc giả thân mến!

    Như vậy chuỗi ngày suy niệm về thánh Phanxicô Xavie của Nhà Ứng sinh Dòng Tên Việt Nam đã đi đến ngày cuối cùng. Để khép lại những ngày suy niệm về thánh nhân, bài này như là một cái nhìn tổng quát về cuộc đời và sứ mạng của  người. Ước mong rằng, qua chuỗi ngày suy niệm vừa qua, quý vị độc giả cùng toàn thể anh em ứng sinh cũng đã phần nào được đánh động và thôi thúc dấn thân trong cuộc sống của mình. Mến chúc quý vị độc giả và anh em ứng sinh luôn vững mạnh trong đức tin, triển nở trong đức mến và không ngừng lớn lên trong sứ mạng của mình.

    Nền tảng đức tin và những thử thách đầu đời

    Sinh ra vào ngày 7/4/1506 trong một gia đình quý tộc ở Javier, Tây Ban Nha, thánh Phanxicô lớn lên trong môi trường đức tin mạnh mẽ và giáo dục vững vàng. Nhưng tuổi thơ của ngài không chỉ là những ngày tháng bình yên. Cảnh nước mất nhà tan, cái chết của cha, và sự chia ly gia đình đã tôi luyện ngài trở thành một con người kiên cường. Những mất mát ấy dạy thánh nhân rằng mọi vinh hoa thế gian đều phù du, và chỉ có Thiên Chúa là điểm tựa vững chắc.

    Trong bối cảnh đó, ngài đã nhận ra tầm quan trọng của đời sống thiêng liêng, được nuôi dưỡng qua những giờ kinh nguyện và Thánh Lễ trong gia đình. Chính môi trường này đã gieo vào tâm hồn ngài một niềm tin mãnh liệt, chuẩn bị ngài cho những thử thách lớn lao của cuộc đời.

    Sự biến đổi qua gặp gỡ thánh I-nhã Loyola

    Bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của Phanxicô có lẽ là cuộc gặp gỡ với thánh Inhaxiô Loyola tại Đại học Paris. Ban đầu, Phanxicô là một thanh niên đầy tham vọng, khát khao danh vọng và thành công trần thế. Tuy nhiên, thánh Inhaxiô đã giúp ngài nhận ra một giá trị cao cả hơn: sự phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

    Lời mời gọi của thánh Inhaxiô đã làm thay đổi toàn bộ định hướng cuộc đời Phanxicô. Từ một người theo đuổi vinh quang cá nhân, ngài quyết tâm bước vào hành trình dâng hiến cho Thiên Chúa, sẵn sàng từ bỏ tất cả để sống cho Tin Mừng. Chính trong những ngày linh thao, Phanxicô tìm được nguồn sức mạnh mới để bước vào sứ mạng của mình.

    Sứ mạng truyền giáo: Từ Nam Á đến Đông Á

    Hành trình truyền giáo của thánh Phanxicô bắt đầu năm 1542 tại Goa, Ấn Độ. Tại đây, ngài đã làm việc không ngừng nghỉ để loan báo Tin Mừng. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, và sự nghèo đói không làm ngài nản lòng. Ngài lao mình vào việc chăm sóc người nghèo khổ, giảng dạy giáo lý, và thiết lập cộng đoàn Kitô hữu. Chỉ trong vòng hơn một năm, thánh nhân đã rửa tội cho hàng chục ngàn người và xây dựng nhiều nhà thờ, mở rộng phạm vi truyền giáo đến khắp miền Nam Á.

    Không dừng lại ở đó, thánh nhân tiếp tục hành trình đến Nhật Bản vào năm 1549. Tại vùng đất này, ngài đối mặt với những thách thức mới về văn hóa và chính trị. Tuy nhiên, với sự kiên trì, ngài học tiếng Nhật, dịch các bản kinh nguyện, và tìm cách tiếp cận những tầng lớp lãnh đạo để đưa Tin Mừng đến với người dân. Sứ mạng tại Nhật tuy gian nan nhưng đã để lại dấu ấn đức tin sâu sắc với khoảng 2.000 người được rửa tội.

    Tâm hồn bừng cháy ngọn lửa yêu mến Thiên Chúa

    Trên hành trình của mình, thánh Phanxicô Xaviê đã làm việc không ngừng nghỉ. Lòng nhiệt thành truyền giáo đã đưa ngài vượt qua muôn vàn thử thách, từ những hiểm họa trên biển cả đến sự chống đối của các thế lực địa phương. Động lực đã khiến ngài làm được những điều khó khăn ấy chính là ngọn lửa tình yêu dành cho Thiên Chúa và khát khao mang ánh sáng Tin Mừng đến mọi dân tộc.

    Cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê cho thấy rằng, với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, mọi khó khăn, con người đều có thể được vượt qua. Dù phải đối mặt với vô vàn gian khó, ngài luôn tìm thấy sức mạnh nơi Chúa, sống như một dụng cụ khiêm nhường trong tay Ngài.

    Bài học cho hôm nay

    Cuộc đời và sứ mạng của thánh Phanxicô Xaviê để lại cho mỗi người kitô hữu ngày hôm nay nhiều bài học quý giá. Trước hết, ngài mời gọi chúng ta can đảm đối diện với những thử thách trong cuộc sống, biết đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời trong việc phục vụ tha nhân.

    Hành trình của thánh nhân cũng nhắc nhớ chúng ta rằng, sự hy sinh và từ bỏ là điều cần thiết để sống đúng với ơn gọi của mình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những rào cản nội tâm, từ bỏ những điều không cần thiết để hướng đến những giá trị vĩnh cửu.

    Lạy thánh Phanxicô Xaviê, xin cầu nguyện cho chúng con, để chúng con biết noi gương ngài, sống một đời sống dấn thân và phụng sự Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.

    Để tạ ơn vì những mầu nhiệm Chúa đã làm trên cuộc đời thánh Phanxicô Xaviê, và để kết thúc chuỗi suy niệm này, mỗi người chúng ta hãy cùng dâng lên Chúa lời kinh của thánh Phanxicô Xaviê:

    Lạy Thiên Chúa của con, con yêu mến Chúa!

    Con yêu mến Chúa không phải vì trông Chúa cứu con;

    cũng không phải vì sợ không yêu

    thì Chúa phạt trong lửa đời đời.

    Lạy Chúa Giê-su của con,

    Chúa đã ôm trọn lấy con trên thập giá;

    Chúa chịu đinh sắt, lưỡi đòng và bao nhiêu sỉ nhục;

    đau khổ vô vàn, mồ hôi và lo buồn, cả cái chết nữa:

    Chúa chịu tất cả vì con, thay cho con là kẻ có tội.

    Ôi lạy Chúa Giê-su, Chúa yêu mến hết tình,

    sao con lại không yêu Chúa?

    Yêu Chúa không phải để Chúa cứu và đưa con về trời

    hay vì sợ Chúa luận phạt con đời đời.

    Nhưng con yêu Chúa và con sẽ yêu Chúa

    như Chúa đã yêu con

    chỉ vì Chúa là Vua của con

    và chỉ vì Chúa là Thiên Chúa của con. Amen

  • Ngày 8 | Niềm hy vọng cuối cùng | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 8 | Niềm hy vọng cuối cùng | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Những Ngày Cuối Đời Của Thánh Phanxico Xaviê

    Thánh Phanxico Xaviê, một trong những nhà truyền giáo vĩ đại nhất của Giáo hội, đã dành trọn đời mình cho việc rao giảng Tin Mừng và mở mang Nước Trời, đặc biệt tại các vùng đất châu Á chưa biết đến Chúa. Tuy nhiên, sự nghiệp của ngài đã không thể hoàn thành trọn vẹn như ngài mong muốn, khi vào những ngày cuối đời, ngài phải đối mặt với bệnh tật và cái chết. Những ngày cuối đời này không chỉ là một thử thách thể xác của Thánh Phanxico, mà còn là một bài học lớn về niềm hy vọng, sự tín thác và lòng kiên trì trong đức tin dành cho mọi người.

    Vào cuối năm 1552, khi Thánh Phanxico Xaviê đang chuẩn bị tiến vào đất Trung Quốc để tiếp tục công cuộc truyền giáo, ngài bị ốm nặng. Bệnh sốt rét quái ác đã tấn công ngài, khiến ngài kiệt sức. Trong khi đó, ngài vẫn không ngừng khát khao tiếp tục sứ mệnh truyền giáo, mong muốn mang ánh sáng Tin Mừng đến cho những dân tộc chưa biết Chúa, nhưng thân xác của ngài đã không thể chịu đựng thêm nữa. Vị thánh này đã phải nằm liệt giường trong một căn nhà nhỏ ở đảo Shangchuan, nơi ngài chờ đợi thuyền đưa ngài vào đất liền Trung Quốc.

    Trong những ngày này, sức khỏe của Thánh Phanxico Xaviê suy kiệt nhanh chóng. Dù cơ thể ngài yếu dần, tinh thần của ngài vẫn vững mạnh. Những cơn sốt cao, những đau đớn thể xác không thể làm giảm đi niềm khao khát cứu rỗi các linh hồn của ngài. Ngài không bao giờ thôi cầu nguyện, và những lời cầu nguyện của ngài đều thể hiện sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa, dù cho mọi việc có thể chưa được hoàn tất như ý nguyện của ngài. Thánh Phanxico Xaviê, trong những ngày cuối, đã khẩn thiết cầu xin Chúa “Xin nhận lấy linh hồn con”, như một lời kết thúc tuyệt vời cho một cuộc đời đã sống trọn vẹn vì Chúa.

    Chúa dẫn ngài về quê trời vào sáng ngày 3 tháng 12 năm 1552, khi ngài chỉ cách cửa ngõ Trung Quốc vài ngày đường, trong khi ước mơ rao giảng Tin Mừng tại đất nước rộng lớn này vẫn chưa thể thành hiện thực. Tuy nhiên, sự ra đi của ngài không phải là sự kết thúc. Ngài để lại một di sản vô giá cho Giáo hội: không phải những thành công trần gian, mà là một sự cống hiến hoàn toàn, một tấm gương sống hy sinh và một đức tin vững chắc vào tình yêu thương và lòng xót thương của Thiên Chúa. 

    Thánh Phanxico Xaviê qua đời trong lúc ngài vẫn chưa hoàn thành mục tiêu của mình. Tuy nhiên, trong cái chết, ngài lại để lại một thông điệp quan trọng về niềm hy vọng, không phải ở thành quả công việc, mà là ở sự tín thác tuyệt đối vào Thiên Chúa. Trong khi tất cả những điều ngài mơ ước – công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc, cứu rỗi những linh hồn xa cách Chúa – vẫn chưa thực hiện được, ngài không để điều này làm suy yếu đức tin của mình.

    Lời cầu nguyện cuối cùng của ngài, “Lạy Chúa, xin nhận lấy linh hồn con,” không chỉ là một lời thưa Thiên Chúa trong giờ phút lâm chung, mà còn là biểu hiện của sự tín thác hoàn toàn vào sự yêu thương và quan phòng của Thiên Chúa. Ngài không phải là người đi tìm kiếm vinh quang trần gian hay kết quả ngay lập tức, mà ngài chỉ muốn sống trọn vẹn với ơn gọi của mình và đợi chờ sự cứu rỗi trong tay Chúa. Đây là niềm hy vọng đích thực mà mỗi tín hữu, đặc biệt là mỗi ứng sinh, cần phải học hỏi và sống theo.

    Là một ứng sinh Dòng Tên, tôi không khỏi xúc động trước những ngày cuối đời của Thánh Phanxico Xaviê. Cuộc đời ngài, với sự tận tụy và nhiệt thành trong công cuộc truyền giáo, dường như là một cuộc hành trình không bao giờ hoàn thành theo tiêu chuẩn thế gian. Thế nhưng, trong mắt Chúa, đó là một hành trình trọn vẹn. Ngài không tìm kiếm thành công tạm thời, mà chỉ mong sao được sống trung thành với ơn gọi của mình và để lại một dấu ấn vĩnh cửu trong sự cứu độ linh hồn.

    Điều này làm tôi suy nghĩ về chính ơn gọi của mình. Liệu tôi có đủ kiên trì và hy vọng như Thánh Phanxico Xaviê, dù đôi khi việc học, việc tông đồ hoặc con đường tu trì có thể trở nên đầy thử thách và đôi khi không đạt được kết quả ngay lập tức? Những tháng ngày huấn luyện, những năm tháng học hỏi và chuẩn bị có thể là thời gian tôi cảm thấy kiệt sức, đôi khi cảm thấy mơ hồ về mục đích hay ơn gọi của mình. Tuy nhiên, qua cuộc đời của Thánh Phanxico Xaviê, tôi nhận ra rằng chính trong những thử thách ấy, đức tin và hy vọng mới là điều quan trọng nhất. Cái chết của ngài không phải là sự thất bại, mà là sự thành toàn trong đức tin.

    Là một ứng sinh, tôi cũng được mời gọi để không chỉ tìm kiếm thành quả trong công việc mình làm, mà còn phải sống trọn vẹn với ơn gọi của mình, ngay cả khi tôi không thể nhìn thấy ngay lập tức kết quả của những nỗ lực đó. Như Thánh Phanxico Xaviê, tôi phải đặt trọn niềm hy vọng vào Thiên Chúa và sống với niềm tin rằng mọi công việc, dù lớn hay nhỏ, đều có giá trị trong mắt Ngài, miễn là chúng ta sống với lòng yêu mến và sự hy sinh.

    Lạy Chúa, con xin dâng mọi nỗ lực của cuộc đời con lên Ngài, như Thánh Phanxico Xaviê đã làm, dù trong sự đau đớn hay thử thách. Xin giúp con kiên trì trong ơn gọi, biết sống hy sinh và tín thác vào sự quan phòng của Chúa. Lạy Chúa, xin nhận lấy cuộc đời con, và cho con luôn sống với niềm hy vọng vào sự cứu độ mà Ngài đã hứa ban.

  • Ngày 7 | Tài năng và những giới hạn | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 7 | Tài năng và những giới hạn | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Tài năng và những giới hạn

    Một khía cạnh rất thú vị về thánh Phanxico Xavie mà ít khi ta có dịp nghe biết về Ngài đó là những tài năng Thiên Chúa ban cho thánh nhân. Năm lên 19 tuổi, Phanxicô được gửi đến Paris học tại học viện Sainte – Barbe thuộc đại học Paris. Sau khi tốt nghiệp văn chương và triết học, Phanxicô được bổ nhiệm làm giáo sư triết học tại đại học Paris. Vị giáo sư trẻ Phanxicô sớm nổi tiếng và được ca tụng trong giới sinh viên đại học thời bấy giờ. Những tưởng ngài sẽ tiến sâu trong sự nghiệp giáo dục thì Ngài đã từ bỏ mọi sự , có lẽ ngài cũng được đánh động bởi câu lời Chúa  “ Nếu được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì?”. Ngày 15.8.1534 ngài đã cùng với Thánh I-nhã và những người bạn đường đầu tiên  cam kết sống chung với nhau trong một cộng đoàn, khấn khó nghèo, làm việc tông đồ và đi hành hương Đất Thánh. Từ đây mọi khả năng và kiến thức của ngài không phải dành cho sự nghiệp thăng quan tiến chức nữa nhưng là dành trọn cho công cuộc truyền giáo , đem Chúa đến cho vùng Viễn Đông với mục đích duy nhất “ Cho vinh danh cho hơn và mưu ích cho các linh hồn ”. Công cuộc truyền giáo của Ngài giống như cuộc phiêu lưu khám phá và chinh phục những vùng đất mới để dâng về cho Thiên Chúa. Năm 35 tuổi, Ngài bắt đầu hành trình phiêu lưu này. Trong hành trình truyền giáo của mình, Ngài đã đi qua nhiều vùng đất ở châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, và thậm chí hướng tới Trung Quốc, nơi có những rào cản ngôn ngữ và văn hóa rất lớn. Dù không phải là một chuyên gia ngôn ngữ ngay từ đầu, Thánh Phanxicô đã nỗ lực học các ngôn ngữ địa phương để giao tiếp và loan báo Tin Mừng một cách hiệu quả. Ngài bắt đầu bằng việc học tiếng nói bản địa của vùng Ấn Độ, sau đó tiếp tục với tiếng Nhật khi đặt chân đến Nhật Bản. Với sự kiên trì và lòng yêu thương đối với những người mà Ngài phục vụ, Thánh nhân đã vượt qua những khó khăn về ngôn ngữ để mang thông điệp của Chúa đến với mọi người. Và Ngài luôn biết cách thích nghi với hoàn cảnh mới và tìm ra những phương pháp truyền giáo phù hợp với từng nền văn hóa.Ví dụ, khi đến Nhật Bản, Ngài chọn cách tiếp cận những người lãnh đạo và trí thức trước, vì nhận thức rằng họ có sức ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng. Ngài cũng đã cố gắng dịch Kinh Tin Kính và Kinh Mười Điều Răn để giúp các tín hữu của Ngài có thể thể dễ dàng đón nhận giáo lí và giữ đạo tốt hơn. Tuy nhiên, một con người tài năng như thế nhưng ngài cũng mang những hạn chế của thời đại mình. Một trong những hạn chế đáng bàn nhất là quan niệm về tôn giáo, đặc biệt là đối với những người không cùng tôn giáo. Thánh Phanxicô Xaviê, giống như nhiều nhà truyền giáo Công giáo cùng thời, hoạt động với niềm tin rằng chỉ trong Hội Thánh là con đường duy nhất dẫn đến ơn cứu độ. Niềm tin này khiến Ngài thường đánh giá thấp các tôn giáo địa phương, coi đó là những hệ thống niềm tin lạc hậu hoặc sai lầm cần được thay thế. Trên hành trình truyền giáo, thánh Phanxico Xavier gặp ba tôn giáo lớn đã ăn sâu vào văn hóa Châu Á: Ấn giáo ở Ấn Độ, Hồi Giáo ở Maluku và Phật giáo ở Nhật Bản. Thực lòng mà nói, Ngài đã không hiểu biết về các tôn giáo ấy. Quan niệm bên ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ đưa Ngài đến thái độ dứt khoát ngay từ đầu: các tôn giáo khác là trò của ma quỉ, các vị lãnh đạo tinh thần trong các tôn giáo khác là trò của ma quỉ, quần chúng tín đồ là nạn nhân của ma quỉ cần được giải thoát. Ngày nay, chúng ta hiểu được là trong các nền văn hóa và các tôn giáo, Thiên Chúa đã gieo sẵn những hạt giống Tin Mừng để chuẩn bị các văn hóa và các tôn giáo ấy đón nhận Đức Ki-tô. Từ thánh Phanxico Xavier qua Ricci, Nobili và Đắc Lộ đến Teihard de Chardin, dần dần chính các Giêsu hữu khám phá ra gia sản phong phú Thiên Chúa đã ban cho Dòng Tên và Hội Thánh qua Linh Thao của thánh I-Nhã.

    Phản tỉnh :

    Một ngọn lửa đã bùng cháy nơi con người nhỏ bé Phanxico Xavie, ngọn lửa ấy chính là ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của sự dấn thân mà chính thầy Giêsu năm xưa đã ước ao cho được cháy bừng lên “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và thầy những ước mong lửa ấy cháy bùng lên” (Lc 12, 49-50). Mang nơi mình ngọn lửa truyền giáo, thánh nhân đã đốt cháy mọi bước đường người đặt chân đến, bằng một tinh thần hy sinh không biết mệt mỏi. Còn sống là Người còn đi, còn sức lực là Người còn dấn thân, cho đến khi Danh Chúa được loan báo khắp hoàn cầu. Thánh Phanxicô Xaviê là mẫu gương thánh thiện, đã khơi dậy nơi tôi lòng nhiệt thành chuẩn bị cho ơn gọi và sứ mạng tu sĩ Dòng Tên. Cuộc đời ngài chính là minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa vượt qua mọi giới hạn về địa lý, ngôn ngữ và văn hóa. Noi gương ngài, tôi – một ứng sinh Dòng Tên cũng được mời gọi sống đời cầu nguyện sâu sắc và thiết thân với Đức Kitô mỗi ngày, trong sứ mạng học tập, cầu nguyện và đời sống cộng đoàn. Đồng thời tôi cũng dâng lên Chúa những yếu đuối, và cộng tác với ân sủng của Người trong tiến trình đào luyện, để từ đó tôi trở thành khí cụ hữu hiệu của Người trong sứ mạng loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.

  • Ngày 6 | Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 6 | Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Đời Sống Thiêng Liêng Của Thánh Phanxicô Xaviê

    Cuộc sống của mỗi vị thánh đều có những nét riêng đặc biệt, và với thánh Phanxicô Xaviê, đó là sứ mạng truyền giáo. Bởi vì cả cuộc đời dâng hiến của Ngài là để loan truyền Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người. Và không chỉ dừng lại ở đó, Thánh Nhân còn có một đời sống thiêng liêng sâu sắc, nhờ đó Ngài có sức mạnh để vượt qua muôn vàn khó khăn trên hành trình chinh phục Chúa đến với người khác. Với tư cách là ứng sinh Dòng Tên, tôi ý thức sống theo gương Ngài để xứng đáng trở thành bạn đồng hành của Chúa Giêsu hơn. Trước hết, Ngài sống phó thác, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. “Nhận thức được sự trống rỗng hư không của mình, không tin tưởng vào sức khỏe bền bỉ, vào tiếng tăm, vào sự kính nể của người đời; Ngài chỉ biết sống nương tựa vào Chúa, sống cuộc sống tràn đầy nhựa khí của Thiên Chúa.”1 Để có thể truyền giáo cho những người dân ngoại, Ngài cố gắng học đủ mọi thứ ngôn ngữ. Bởi vì tiếng họ khác nhau, nên mỗi lần đến nói với một thổ dân lại là một sự khởi sự. Mặc dù rất vất vả khi phải học nhiều thứ ngôn ngữ, nhưng vì lòng yêu mến các linh hồn và sự cậy trông vào Chúa, Ngài đã làm được. Có lần, Ngài cùng những người thông thạo tiếng nói của họ cùng soạn thảo các lời kinh. Dù đã rất công phu và đáng giá biết bao nhiêu, nhưng làm sao tránh được những lầm lẫn trong việc phiên dịch? Thế là những người bản xứ thoải mái chế nhạo, nhưng lúc đó Ngài chấp nhận và phó thác vào Thiên Chúa. Nhiều khó khăn mà Ngài không thể vượt qua, nhưng Thiên Chúa đã giúp Ngài. Ví dụ như, “Có những lần chúng tôi nghe nhiều tiếng nói khác nhau cùng một lúc tuôn đến nghe Ngài giảng. Làm sao đây? – Chúa đã giúp Ngài vượt qua khó khăn: tất cả đều hiểu lời Ngài (sự việc xảy ra y như ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống).”2 Là ứng sinh, tôi tập sống xác tín vào sự quan phòng của Thiên Chúa như Ngài, cố gắng học ngôn ngữ, cách riêng là tiếng Anh, để có thể đi truyền giáo hữu hiệu hơn. Tôi hiểu ý nghĩa của việc học ngôn ngữ, vì nhờ đó mới hiểu văn hóa, hiểu con người và đi sâu vào mối tương quan của họ. Ý nghĩa hơn cả là học ngôn ngữ để phục vụ Nước Chúa. Điều này không dễ dàng để đạt được, nhưng nếu tôi biết phó thác hoàn toàn, tin tưởng và cậy trông nơi Chúa, thì tôi sẽ làm được. Thứ đến, Ngài sống nương theo tiếng Chúa Thánh Thần qua việc không đi bước trước tiếng Chúa, bình tâm để làm theo ý Chúa và can đảm để sống vâng nghe tiếng Chúa. “Ngài tin chắc mình sẽ thành công, bởi vì Ngài chỉ nhận mình như một dụng cụ trong tay Chúa Tình Yêu Toàn Năng. Chẳng phải vì một mục đích không đâu mà Ngài phải trầm mình lâu giờ trong suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa: Ngài ý thức tại sao Chúa Cha đã phó Con mình cho nhân loại, vì vậy Ngài yêu mến các linh hồn bất chấp mọi gian khổ hy sinh.”3 Thánh Nhân ý thức được mình là dụng cụ của Chúa, nên trước mỗi hành động, Ngài để tiếng Chúa đi trước, hướng dẫn Ngài làm mọi sự. Ngài lệ thuộc vào ý Chúa, vì thế Ngài chiến đấu hết mình để cứu rỗi các linh hồn. Bắt chước Ngài, tôi ý thức được tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần, để trong suy nghĩ, lời nói và hành động, tôi làm theo thánh ý Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, tôi có định hướng cho mỗi lựa chọn và giúp tôi sống xứng đáng là người môn đệ bước theo Chúa hơn. Cuối cùng, Phanxicô Xaviê kết hợp đời sống hoạt động với đời sống chiêm niệm. “Nhớ lại lúc khởi sự làm việc tông đồ: kìa giữa đêm trường tĩnh mịch, không còn nghe tiếng của bệnh nhân, mọi người trong nhà thương đang say giấc, Phanxicô lẳng lặng một mình trong nhà cầu nguyện, lời nguyện cầu chan chứa tình yêu.”4 Mặc dù công việc truyền giáo của Ngài rất bận rộn, khó khăn và mệt nhọc, nhưng không vì thế mà Ngài bỏ thời gian cầu nguyện. Do đó, khi không còn ai, chỉ một mình Ngài với Chúa, Ngài cầu nguyện để dâng lên Chúa những hoạt động đã làm và phó thác nơi Chúa những hoạt động trong tương lai. Một cách thâm sâu, tương quan giữa Ngài và Chúa như hai người bạn, thủ thỉ tâm sự với Chúa tất cả và rất riêng tư. Là ứng sinh Dòng Tên, tôi hiểu rằng sống chiều sâu nội tâm rất quan trọng. Có nhiều hoạt động phải làm, nhưng không vì thế mà tôi bỏ qua mối tương quan với Chúa. Mặt khác, tôi dâng những hoạt động đó với Chúa trong tâm tình con thảo. Trước và sau những hoạt động, thậm chí là trong hoạt động, tôi tập ý thức sự hiện diện của Chúa và làm mọi sự cho vinh danh Chúa hơn. Như vậy, tôi kết hợp đời sống hoạt động với đời sống chiêm niệm, vì Chúa là Thiên Chúa tình yêu của con sẽ cùng con hoạt động trong mọi sự. Lạy Thiên Chúa Siêu Việt, con cảm ơn Người đã mặc khải cho con những điều cao cả, để con ý thức sống đời sống thiêng liêng với Chúa, nhờ đó con có thể làm được mọi sự trong bàn tay quan phòng của Người. Và xin Chúa là Vua Tình Yêu thêm lòng mến để con can đảm sống theo thánh ý Người mỗi ngày. Amen.

  • Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    ungsinhdongten.net
    ungsinhdongten.net
    Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
    Loading
    /

    Thánh Phanxicô Xaviê – Sứ vụ tại Đông Á

    Cuộc phiêu bạt gian nan của thánh Phanxicô Xaviê không dừng lại đó, ý chí quyết tâm và lòng khao khát của ngài đã thúc đẩy ngài tiếp tục đi đến những vùng đất mới, xa xôi hơn và cũng không kém phần khó khăn. Trải qua quá trình truyền giáo trên các đảo hay địa phận lớn nhỏ ở Ấn Độ hay Indonesia, ngài tiếp tục sứ vụ mới tại vùng đất mới với lòng trào dâng, sinh lực được phục hồi khi tiếp tục cuộc hành trình mới, mong muốn cứu rỗi các linh hồn của ngài lớn đến nỗi ngài không chịu ngồi yên, những mơ tưởng của ngài cứ kéo dài liên lỉ về vùng chân trời bao mới lạ này, và điểm đến mới của Ngài lần này là đất nước Nhật Bản, một quốc gia xa lạ với người Âu Châu, người lương dân thì chiếm phân lớn. Ngài biết được địa điểm mới này tại Cochin Nam Ấn Độ sau đó ngài gặp một số người Nhật đang học tại Malaca có biết một chút tiếng Bồ, điều này đã giúp ích cho ngài nhiều trên cuộc hành trình mới này. Vào 24 tháng 06 năm 1549 ngài chính thức đặt chân xuống thuyền và khởi hành, ngài đi trên chiếc thuyền của người Trung Hoa, gặp những thử thách bão tố, mòn mỏi vì chờ mong, phải phó mặc cho thủy thủ – những người tin vào một thần nào đó trên biển khơi. 15 tháng 08 năm ấy thuyền ngài cũng cập bến tại cảng Kagoshima, một mùa đông năm ấy là thời gian mà ngài dịch bản văn và kinh nguyện sang tiếng bản xứ, với sự tâm huyết và nỗ lực ngài cũng tìm cho Chúa được một trăm con chiên mới. Chẳng được bao lâu ngài tìm cách phải lẩn tránh đi nơi khác trước khi bị hạ lệnh trục xuất ngài. Con đường ngài đi cũng càng thêm khó khăn đến vùng đất mới cũng chẳng yên, ngài bị tiểu vương khinh bỉ và ngài củng chẳng làm được gì rồi ngài lại tiến bước từ Yamaguchi tới Miyako, nội chiến xảy ra nơi đây cũng khiến ngài thất bại rồi ngài tiến bước tới Firando trong tiết trời lạnh giá năm 1550, rét buốt, đói ăn, kiệt sực, bị ném đá, băng rừng, vượt núi… – muôn vàn khó khăn cùng sỉ nhục… Cảm thấy những hình thức rao giảng nơi đây không hợp sau khi cầu nguyện cũng như sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, ngài phải thay đổi phương pháp, rồi ngài trở về lại Yamaguchi, nhận biết được trong triều đình ưa những người quý phái quyền quý, ngài ăn mặc sang trọng hơn với danh nghĩa là đại sứ của hoàng để Bồ Đào Nha cũng như Giáo hoàng bấy giờ, rồi ngài dần được mến chuộng – kính trọng. Rồi Phanxicô Xavie xin với tiểu vương và được đồng ý về những thao thức của ngài là được rao truyền luật Thiên Chúa cho dân chúng. Dù đàm luận giảng giải không ngơi nhưng vẫn có ít người tin vào niềm tin Thiên Chúa – Đấng là sự thật và là sự sống. Rồi khi nhận được lá thư về việc bổ nhiệm ngài làm bề trên tỉnh dòng Ấn Độ và miền Viễn Á, ngài phải bỏ lại sứ vụ dang dở nhưng không kém phần khó khăn, tuy phải rời xa đoàn ‘con yêu dấu’ với tiếc nuối nhưng chừng 2000 người cũng là một dấu ấn cho sự kết thúc hành trình trên đảo Nhật của ngài. “Cả kẻ gieo lẫn người gặt được vui mừng” ngài rất cảm mến dân tộc này dù ngài đã bị ngược đãi tại nơi đây. Ngài kết thúc sứ vụ tại Đông Á vào tháng 11 năm 1551 và trở về Ấn Độ.

    Đó là hành trình gian nan đầy thử thách của một tông đồ đích thực làm chứng cho Đức Ki-tô, cũng như các thánh truyền giáo khác, cuộc phiêu lưu mà thánh Phanxicô Xaviê đã trải qua, quả thật là một kì công mà Thánh Thần Chúa đã làm qua ngài. Những điều đó làm tôi ngưỡng mộ và là bài học để tôi luôn cố gắng ý thức mình hơn mỗi ngày. Lòng khát khao – sự dâng hiến tận căn và lòng yêu mến các linh hồn đã làm nên một Phanxicô Xaviê nổi bật. Trên cuộc hành trình dương thế tôi lại tự nhủ rằng ‘không biết đâu là động lực thúc đẩy các ngài sẵn sàng ra đi mà dâng hiến hoàn toàn như thế’ chắc hẳn quả tim của ngài là một sự trao ban, đến thế gian và đem tình yêu ấy đến những con người ở vùng đất xa xôi, nơi trước mắt là trùng dương, chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao. Khi ngẫm tưởng về con đường đi của thánh P.X tôi cũng thấy bản thân của mình nơi ấy, hình ảnh con sóng cứ xô dạt và lênh đênh trên biển vô phương chỉ vì lời mời gọi, là một ứng sinh con đường sóng gió ấy vẫn hằng ngày xảy ra, đấu tranh nội tâm và sự kiên trì vững tin bước theo Chúa là một thách đố, nhưng như thánh nhân đã nương tựa vào Chúa như thế nào thì trên hành trình lênh đếnh ấy làm tôi cũng phải luôn tìm kiếm và đào sâu về nội tâm của mình mối tương quan với Thiên Chúa như vậy, để dù có khó khăn thế nào nhưng với niềm xác tín và lòng yêu mến mọi sự sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Ở một vùng đất mới truyền giáo, điều làm ngăn trở nhất đó chính là ngôn ngữ, những kí tự ngôn ngữ mới như tiếng Nhật rất khó khăn trong việc dịch giải và trau dồi, nhưng ngài vẫn làm được. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi càng phải quyết tâm trong học hành hơn, lý do cho việc học như thánh nhân đã làm vì lòng yêu mến Chúa, yêu mến tha nhân và cứu rỗi các linh hồn, mong muốn ấy phải mạnh mẽ và cháy bỏng mãi để dù có đi đến đâu, ở phương trời nào thì ánh sáng của tôi phải là ánh sáng chiếu soi cho mọi người, ánh sáng đến từ Đấng cứu độ.

    Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ ơn Ngài vì đã để lại cho giáo hội một vị thánh nhân luôn trung thành với sứ vụ là làm cho muôn dân biết đến Ngài, tuy trải qua hơn 4 thế kỉ nhưng những việc làm của thánh Phanxicô Xavie vẫn luôn là một lời gọi mới với chúng con, nguyện xin Chúa luôn hướng dẫn chúng con, dù cho có lênh đênh hay sóng gió đến đâu cũng luôn tin tưởng và phó thác nơi Ngài với lòng yêu mến. Lạy thánh Phanxicô Xavie xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con là những ứng sinh Dòng Tên biết noi gương ngài, vượt qua muôn khó khăn mà chẳng bao giờ nản chí chùn bước, để mở ra với anh em là những con người xung quanh chúng con, trong cộng đoàn, ngoài xã hội… Để cho vinh danh Chúa hơn. Amen.