Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê

ungsinhdongten.net
ungsinhdongten.net
Ngày 5 | Sứ vụ tại Đông Á | Suy niệm 9 ngày kính Thánh Phanxicô Xaviê
Loading
/

Thánh Phanxicô Xaviê – Sứ vụ tại Đông Á

Cuộc phiêu bạt gian nan của thánh Phanxicô Xaviê không dừng lại đó, ý chí quyết tâm và lòng khao khát của ngài đã thúc đẩy ngài tiếp tục đi đến những vùng đất mới, xa xôi hơn và cũng không kém phần khó khăn. Trải qua quá trình truyền giáo trên các đảo hay địa phận lớn nhỏ ở Ấn Độ hay Indonesia, ngài tiếp tục sứ vụ mới tại vùng đất mới với lòng trào dâng, sinh lực được phục hồi khi tiếp tục cuộc hành trình mới, mong muốn cứu rỗi các linh hồn của ngài lớn đến nỗi ngài không chịu ngồi yên, những mơ tưởng của ngài cứ kéo dài liên lỉ về vùng chân trời bao mới lạ này, và điểm đến mới của Ngài lần này là đất nước Nhật Bản, một quốc gia xa lạ với người Âu Châu, người lương dân thì chiếm phân lớn. Ngài biết được địa điểm mới này tại Cochin Nam Ấn Độ sau đó ngài gặp một số người Nhật đang học tại Malaca có biết một chút tiếng Bồ, điều này đã giúp ích cho ngài nhiều trên cuộc hành trình mới này. Vào 24 tháng 06 năm 1549 ngài chính thức đặt chân xuống thuyền và khởi hành, ngài đi trên chiếc thuyền của người Trung Hoa, gặp những thử thách bão tố, mòn mỏi vì chờ mong, phải phó mặc cho thủy thủ – những người tin vào một thần nào đó trên biển khơi. 15 tháng 08 năm ấy thuyền ngài cũng cập bến tại cảng Kagoshima, một mùa đông năm ấy là thời gian mà ngài dịch bản văn và kinh nguyện sang tiếng bản xứ, với sự tâm huyết và nỗ lực ngài cũng tìm cho Chúa được một trăm con chiên mới. Chẳng được bao lâu ngài tìm cách phải lẩn tránh đi nơi khác trước khi bị hạ lệnh trục xuất ngài. Con đường ngài đi cũng càng thêm khó khăn đến vùng đất mới cũng chẳng yên, ngài bị tiểu vương khinh bỉ và ngài củng chẳng làm được gì rồi ngài lại tiến bước từ Yamaguchi tới Miyako, nội chiến xảy ra nơi đây cũng khiến ngài thất bại rồi ngài tiến bước tới Firando trong tiết trời lạnh giá năm 1550, rét buốt, đói ăn, kiệt sực, bị ném đá, băng rừng, vượt núi… – muôn vàn khó khăn cùng sỉ nhục… Cảm thấy những hình thức rao giảng nơi đây không hợp sau khi cầu nguyện cũng như sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, ngài phải thay đổi phương pháp, rồi ngài trở về lại Yamaguchi, nhận biết được trong triều đình ưa những người quý phái quyền quý, ngài ăn mặc sang trọng hơn với danh nghĩa là đại sứ của hoàng để Bồ Đào Nha cũng như Giáo hoàng bấy giờ, rồi ngài dần được mến chuộng – kính trọng. Rồi Phanxicô Xavie xin với tiểu vương và được đồng ý về những thao thức của ngài là được rao truyền luật Thiên Chúa cho dân chúng. Dù đàm luận giảng giải không ngơi nhưng vẫn có ít người tin vào niềm tin Thiên Chúa – Đấng là sự thật và là sự sống. Rồi khi nhận được lá thư về việc bổ nhiệm ngài làm bề trên tỉnh dòng Ấn Độ và miền Viễn Á, ngài phải bỏ lại sứ vụ dang dở nhưng không kém phần khó khăn, tuy phải rời xa đoàn ‘con yêu dấu’ với tiếc nuối nhưng chừng 2000 người cũng là một dấu ấn cho sự kết thúc hành trình trên đảo Nhật của ngài. “Cả kẻ gieo lẫn người gặt được vui mừng” ngài rất cảm mến dân tộc này dù ngài đã bị ngược đãi tại nơi đây. Ngài kết thúc sứ vụ tại Đông Á vào tháng 11 năm 1551 và trở về Ấn Độ.

Đó là hành trình gian nan đầy thử thách của một tông đồ đích thực làm chứng cho Đức Ki-tô, cũng như các thánh truyền giáo khác, cuộc phiêu lưu mà thánh Phanxicô Xaviê đã trải qua, quả thật là một kì công mà Thánh Thần Chúa đã làm qua ngài. Những điều đó làm tôi ngưỡng mộ và là bài học để tôi luôn cố gắng ý thức mình hơn mỗi ngày. Lòng khát khao – sự dâng hiến tận căn và lòng yêu mến các linh hồn đã làm nên một Phanxicô Xaviê nổi bật. Trên cuộc hành trình dương thế tôi lại tự nhủ rằng ‘không biết đâu là động lực thúc đẩy các ngài sẵn sàng ra đi mà dâng hiến hoàn toàn như thế’ chắc hẳn quả tim của ngài là một sự trao ban, đến thế gian và đem tình yêu ấy đến những con người ở vùng đất xa xôi, nơi trước mắt là trùng dương, chẳng biết trước ngày mai sẽ ra sao. Khi ngẫm tưởng về con đường đi của thánh P.X tôi cũng thấy bản thân của mình nơi ấy, hình ảnh con sóng cứ xô dạt và lênh đênh trên biển vô phương chỉ vì lời mời gọi, là một ứng sinh con đường sóng gió ấy vẫn hằng ngày xảy ra, đấu tranh nội tâm và sự kiên trì vững tin bước theo Chúa là một thách đố, nhưng như thánh nhân đã nương tựa vào Chúa như thế nào thì trên hành trình lênh đếnh ấy làm tôi cũng phải luôn tìm kiếm và đào sâu về nội tâm của mình mối tương quan với Thiên Chúa như vậy, để dù có khó khăn thế nào nhưng với niềm xác tín và lòng yêu mến mọi sự sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Ở một vùng đất mới truyền giáo, điều làm ngăn trở nhất đó chính là ngôn ngữ, những kí tự ngôn ngữ mới như tiếng Nhật rất khó khăn trong việc dịch giải và trau dồi, nhưng ngài vẫn làm được. Đó cũng chính là lý do vì sao tôi càng phải quyết tâm trong học hành hơn, lý do cho việc học như thánh nhân đã làm vì lòng yêu mến Chúa, yêu mến tha nhân và cứu rỗi các linh hồn, mong muốn ấy phải mạnh mẽ và cháy bỏng mãi để dù có đi đến đâu, ở phương trời nào thì ánh sáng của tôi phải là ánh sáng chiếu soi cho mọi người, ánh sáng đến từ Đấng cứu độ.

Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ ơn Ngài vì đã để lại cho giáo hội một vị thánh nhân luôn trung thành với sứ vụ là làm cho muôn dân biết đến Ngài, tuy trải qua hơn 4 thế kỉ nhưng những việc làm của thánh Phanxicô Xavie vẫn luôn là một lời gọi mới với chúng con, nguyện xin Chúa luôn hướng dẫn chúng con, dù cho có lênh đênh hay sóng gió đến đâu cũng luôn tin tưởng và phó thác nơi Ngài với lòng yêu mến. Lạy thánh Phanxicô Xavie xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con là những ứng sinh Dòng Tên biết noi gương ngài, vượt qua muôn khó khăn mà chẳng bao giờ nản chí chùn bước, để mở ra với anh em là những con người xung quanh chúng con, trong cộng đoàn, ngoài xã hội… Để cho vinh danh Chúa hơn. Amen.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.